Tấm lòng, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương Bác Sáu Dân
Tấm lòng, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương Bác Sáu Dân. Bác Sáu Dân là tên gọi thân thương, gần gũi mà mọi người dân gọi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - nhà hoạt động chính trị được mệnh danh là kiến trúc sư của những công trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Với ý chí quyết tâm, trí tuệ sáng suốt và những hành động đầy táo bạo trong hoạt động cách mạng lẫn công cuộc đổi mới đất nước, vị cố thủ tướng này đã ghi dấu ấn sâu đậm trong trang sử vàng của dân tộc, trong trái tim của hàng triệu người dân, trở thành tấm gương sáng ngời hết lòng vì nước, vì dân cho thế hệ mai sau học tập và noi theo.
Mời các bạn cùng HoaTieu.vn đọc và tham khảo bài viết thể hiện tấm lòng, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương sáng ngời hết lòng vì nước, vì dân của Bác Sáu Dân rồi viết bài thu hoạch chủ đề này theo ý tưởng của mình.
Bài viết học tập và làm theo tấm gương đồng chí Võ Văn Kiệt
1. Võ Văn Kiệt - một vị lãnh đạo quyết đoán, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân
Bài viết thể hiện tấm lòng, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương sáng ngời hết lòng vì nước, vì dân; một vị lãnh đạo quyết đoán, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân của Bác Sáu Dân.
1.1. Cuộc đời, thân thế của Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Đồng chí Võ Văn Kiệt (23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008) có tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Trung Hiệp, Vũng Liêm, Vĩnh Long - vùng đất có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống áp bức cường quyền. Ông được coi là một trong những nhà hoạt động chính trị kiệt xuất và có những đóng góp đầy sáng tạo tại Việt Nam.
Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng Chính phủ thứ tư (trước kia là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi Mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986, là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi Mới.
Ông tham gia cách mạng khi mới 16 tuổi, hoạt động trong phong trào Thanh niên phản đế, năm 17 tuổi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó làm Bí thư Chi bộ, huyện uỷ viên và tham gia Khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vũng Liêm. Với tư chất thông minh, dũng cảm, năng động, sáng tạo, Võ Văn Kiệt được Đảng tin tưởng giao nhiều trọng trách: Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Rạch Giá, Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu. Từ năm 1955 và trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí làm Xứ uỷ viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư liên tỉnh uỷ Hậu Giang, Bí thư Khu uỷ T4 (Sài Gòn - Gia Định), Bí thư Khu uỷ Khu 9, Uỷ viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, năm 1960 làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, năm 1972 là Ủy viên Trung ương chính thức.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, vượt qua mọi khó khăn ác liệt, trên mọi cương vị công tác, đồng chí Võ Văn Kiệt luôn nêu cao tấm gương sáng về tinh thần cách mạng tiến công, kiên cường bám dân, bám đất ở những địa bàn xung yếu, ác liệt nhất, gây dựng và phát triển phong trào cách mạng, đánh bại mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà đỉnh cao là chiến thắng vĩ đại của cuộc Tổng tiến công Mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Sau ngày đất nước thống nhất đồng chí đã được Đảng và Nhà nước giao nhiều trọng trách như: Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước, Phó Chủ tịch thường trực, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 1976 đến năm 1982 là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, từ năm 1982 đến năm 1997 là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (các khóa V, VI, VII, VIII), từ tháng 12-1997 đến tháng 4-2001 đồng chí được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là Đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX.
1.2. Võ Văn Kiệt - một vị lãnh đạo quyết đoán, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân
Trong cuộc đời làm chính trị của mình, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có nhiều đóng góp sắc sảo tạo nên những bước đột phá cho sự đổi thay của đất nước.
Từ những đóng góp cả tư duy và hành động cho việc xóa bỏ cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp, hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Tên tuổi của ông gắn liền với những công trình quan trọng, mở ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Chương trình khai thác Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, xây dựng hệ thống đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam, xây dựng thuỷ điện Trị An, đường cao tốc Bắc Thắng Long - Nội Bài, xa lộ Bắc – Nam (đường Hồ Chí Minh), Nhà máy lọc dầu Dung Quất...
Khi còn làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn-Gia Định thời kỳ đầu Mậu Thân - giữa lúc chiến tranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản. Bị thất bại nặng nề, Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Với sự nhạy cảm về thời cuộc chính trị của mình, Võ Văn Kiệt đã sớm nhận thức được sự chuyển hóa này vì thế kịp thời chỉ đạo cách mạng phải bám vào vùng đông dân mà hoạt động. Khi Mỹ-ngụy gom dân lập ấp chiến lược, ông đã chỉ đạo quyết liệt phải bám dân, nắm cho được dân mà đánh địch và xây dựng lực lượng cách mạng.
Ông cũng là người có trọng trách lớn của Chính phủ trong những năm khó khăn, có lúc lạm phát phi mã đến 774%, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cắt hoàn toàn viện trợ, Trung Quốc chưa bình thường hóa, Mỹ còn bao vây cấm vận…
Riêng chuyện xử lý lạm phát, IMF cho rằng Việt Nam phải có 3 tỷ USD mới có thể giải quyết được. Vậy mà với quyết tâm phát huy nội lực, tìm cách đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, chúng ta đã từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng.
Với những chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút tiền của, chất xám trong nước và nguồn lực từ kiều bào, bãi bỏ hạn chế về gửi tiền, hàng của kiều bào, bật đèn xanh cho các xí nghiệp trung ương và địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo nên khí thế lao động mới…
Những người lãnh đạo cùng thời với ông cho rằng, ông là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám tự phê bình. Ở ông là tinh thần vượt qua mọi khó khăn, vượt qua mọi gian nan, mọi trở ngại để hoàn thành bằng được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Ông là minh chứng tiêu biểu cho những nhà lãnh đạo được trui rèn qua thực tiễn của cuộc chiến đấu ở khắp các chiến trường, cũng qua cả thử thách khắc nghiệt của thời hòa bình, xây dựng. Là một trong những người lãnh đạo trong thời chiến cũng như thời bình, luôn có mặt nơi 'đầu sóng ngọn gió', 'đứng mũi chịu sào' luôn tìm cái mới, năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhằm giải nguy trước những khúc quanh lịch sử.
2. Tấm lòng, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương Bác Sáu Dân.
Qua những đóng góp to lớn trong cuộc hành trình cùng đất nước của thủ tướng Võ Văn Kiệt, ta thấy được trí tuệ tài hoa, lỗi lạc, cả nhân cách sáng ngời luôn nghĩ cho dân, cho nước. Đất nước ta rất nhiều người giỏi, nhưng người những người vừa giỏi lại vừa có tấm lòng nghĩ cho dân tộc, mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước, dám nghĩ, dám làm, dám hành động thì lại không nhiều.
Thế hệ ngày nay học tập và làm theo tấm gương sáng ngời của Bác Sáu Dân, qua đó phát triển nước nhà, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Kiên trì tự học suốt cuộc đời.
Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt không phải là người có cơ hội học tập nhiều từ khi còn nhỏ, nhưng trong suốt cuộc đời mình, ông luôn cố gắng tự học, tự tư duy, và học hỏi từ những người tài giỏi. Ngay cả chuyến đi đến nước bạn Hà Lan để học hỏi về trị thủy giúp dân cũng là niềm tiếc nuối trước lúc đi xa của ông.
Vì vậy, thế hệ trẻ ngày nay phải luôn giữ tinh thần, ý chí và nghị lực học tập, học hỏi không ngừng chứ không phải học theo kiểu “được chăng hay chớ”. Tinh thần học tập cũng là một loại phẩm chất cá nhân được rèn luyện, thậm chí được coi là một trong những năng lực cá nhân quan trọng trong một số khung năng lực được xây dựng cho cán bộ nhân viên của nhiều tổ chức, công ty hiện nay.
Nghị lực học tập phải được thể hiện qua sự quyết tâm, bền bỉ từng ngày chứ không thể học dồn một lúc, học cho xong, “học tới đâu hay tới đó” hoặc chỉ cần tặc lưỡi lười biếng một thời gian là tinh thần và ý chí học tập sẽ đi xuống, khó kéo lại được rồi dần trở nên an phận, tụt hậu.
- Học tập tư duy dám nghĩ, dám làm, dám hành động, dám chịu trách nhiệm.
Nhớ về thủ tướng Võ Văn Kiệt, người ta nhớ về con người với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, luôn có những tư duy kiến tạo như vượt tầm thời đại, tư tưởng lúc bấy giờ. Bởi vậy ta cũng cần học tập tư duy dám đổi mới, sáng tạo của ông. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tư duy ấy lại cần thiết hơn bao giờ hết. Chỉ có sáng tạo, không đi theo lối mòn mới đưa đất nước hội nhập và phát triển được.
Nhưng cùng với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, ta cũng cần dám hành động và dám chịu trách nhiệm. Người dám chịu trách nhiệm là người luôn dấn thân vào những tuyến đầu, xông xáo trong công việc, dám chịu hậu quả, tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, có ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc. Sống có trách nhiệm được xem là một lối sống đẹp, phẩm chất đáng quý, cần thiết mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước.
- Học tập sự dũng cảm, ý chí kiên cường vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
Ở ông, lời nói và việc làm luôn đi đôi với nhau và biến thành hành động quyết liệt. Ông luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại và cả đau thương, mất mát của bản thân mình. Trong lúc hàng ngàn đồng bào ta bị giặc giết hại, trong đó có vợ và những người con yêu quý của mình, song ông vẫn vượt qua. Ông là con người tình cảm, hăng hái và sẵn sàng vượt qua nỗi đau để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Đời sống hiện đại với những tiện nghi làm cho thế hệ trẻ được sống hạnh phúc, sung sướng hơn cha ông ở thế hệ trước. Nhưng đồng thời những tiện nghi cũng làm ta thiếu những khó khăn, thử thách để rèn luyện ý chí, nghị lực, dẫn đến nhiều người có ý chí mềm yếu, dễ gục ngã và không thể đứng lên trước vấp ngã cuộc đời. Điển hình là nhiều em học sinh bị trầm cảm vì áp lực học hành, một số em tự tử khi thi trượt tốt nghiệp, đại học...
Ý chí, nghị lực là khả năng tinh thần có trong mỗi con người, giúp chúng ta có động lực để phấn đấu, để nỗ lực, để vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, đây lại là một năng lực tâm lý mà không phải ai cũng có như nhau, đó là một thuộc tính của nhân cách trong mỗi con người. Tùy vào mục đích hành động, giá trị mục đích mang lại, hoàn cảnh xã hội mà ý chí biến đổi mạnh yếu khác nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện ý chí trở nên mạnh mẽ bằng cách phớt lờ những cám dỗ không tốt từ xung quanh, tự đàn áp những suy nghĩ tiêu cực, tự thôi thúc bản thân làm theo những điều đúng đắn. Việc này phải được rèn luyện hàng ngày, từng giờ, từng phút chứ không chỉ hôm nay quyết tâm thì làm được, ngày mai lơi lỏng thì lại không biết tự kiềm chế bản thân. Do đó, cần vạch ra mục tiêu tỉ mỉ, định hướng kế hoạch bản thân một cách chi tiết, rõ ràng và quyết tâm thực hiện theo tất cả kế hoạch đặt ra.
- Học tập nhân cách cao đẹp, vượt qua cám dỗ trong thời buổi kinh tế thị trường.
Có người nói Võ Văn Kiệt là một hình ảnh cao đẹp về một nhà lãnh đạo đã giành được chiến thắng trước những thử thách khốc liệt, đầy cám dỗ của thời buổi kinh tế thị trường, để mãi mãi là một người cộng sản chân chính trong trái tim của nhân dân. Không phải ai chiến đấu dưới ngọn cờ Hồ Chí Minh, khi qua đời cũng có thể được nhân dân thừa nhận là "người học trò trung thành và xuất sắc của Bác".
Cần nêu cao tấm gương sáng ngời của ông, học tập nhân cách kiên cường, vượt qua mọi cám dỗ, thử thách khốc liệt của tham nhũng, quan liêu... trong thời buổi kinh tế thị trường. Luôn tự đấu tranh với bản thân, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, lãng phí, tham nhũng, quan liêu, xa dân,…
Trên đây là bài viết về tấm lòng, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương Bác Sáu Dân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Lê Anh DũngThích · Phản hồi · 0 · 30/06/22
- Đinh Thanh HoaThích · Phản hồi · 0 · 30/06/22
- Milky WayThích · Phản hồi · 0 · 30/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 30/06/22
-
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Đáp án cuộc thi trắc nghiệm “Đảng trong cuộc sống của tôi”
Thể lệ Cuộc thi Ngày hội sắc màu Năm 2025
Khi điều khiển phương tiện ở khu đô thị và khu đông dân cư từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau...
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến Quảng Nam 2023
Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu Luật An ninh mạng Bắc Giang 2024
Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh năm 2024