Gợi ý viết bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024

Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” năm 2024 được phát động tại trường học các cấp trên cả nước nhằm tuyên truyền sâu rộng về hiến pháp, pháp luật tới học sinh; hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; nâng cao hiểu biết của lứa tuổi học sinh về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Đồng thời, phát triển tư duy thực tế về xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện góp phần phòng, chống bạo lực học đường và phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật. Học sinh tham dự cuộc thi được yêu cầu viết bày dự thi bằng tay, có độ dài không quá 1.200 từ. Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc một số gợi ý viết bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em chuẩn nhất.

1. Dàn ý bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

I. Mở bài:

Dẫn dắt vấn đề về bạo lực học đường và sử dụng lao động trẻ em. Nhấn mạnh đây là vấn nạn của xã hội hiện nay. Đặc biệt, tình trạng này còn đang có dấu hiệu lan nhanh trong thời đại công nghệ số với nhiều hình thức tinh vi, khó kiểm soát.

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Thế nào là bạo lực học đường (Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP giải thích về bạo lực học đường).

Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục.

- Quy định pháp luật về độ tuổi lao động theo Bộ luật lao động năm 2019 và trường hợp được phép sử dụng lao động trẻ em theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

+ Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

=> Vậy sử dụng lao động dưới 15 tuổi là sử dụng lao động trẻ em.

- Điều kiện để được sử dụng lao động trẻ em:

+ Người sử dụng lao động có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em;

+ Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em.

+ Bên cạnh đó, nếu sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi thì phải được sự đồng ý của cơ quan sau:

  • Đối với NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…;
  • Đối với NSDLĐ là hộ gia đình, cá nhân: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú.

2. Thực trạng:

  • Thực trạng bạo lực học đường:

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô, thầy cô có hành vi thiếu mô phạm với học sinh.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

  • Thực trạng sử dụng lao động trẻ em: (ở một số nơi, một số vụ việc đã xảy ra)

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ em.

- Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, bắt làm những việc trái đạo đức xã hội.

- Cưỡng ép lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.

Ở nước ta hiện nay, việc sử dụng lao động trẻ em dưới 16 tuổi ngày càng phổ biến. Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau để một trẻ em làm những công việc giống như một người trưởng thành, thậm chí những công việc đó còn nặng nhọc, nguy hiểm. Do nhu cầu mưu sinh cho bản thân, gia đình hoặc cũng do bạo lực gia đình gây ra. Có trường hợp trẻ em tự nguyện làm việc, cũng có trường hợp làm việc do bị cưỡng chế. Có những trẻ sinh ra trong gia đình quá nghèo mà không được học tập phải đi làm phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống; cũng có những trẻ cơ nhỡ không nơi nương tựa bị một số thành phần xấu của xã hội lôi kéo, bóc lột sức lao động.

3. Nguyên nhân

  • Nguyên nhân của bạo lực học đường:

- Ảnh hưởng từ môi trường xã hội: tác động tiêu cực của Internet, văn hóa phẩm độc hại, hiện tượng suy thoái đạo đức và hành vi bạo lực trong phim ảnh, báo chí, sách truyện có thể tác động tiêu cực đến học sinh.

- Ảnh hưởng từ gia đình: Một số gia đình buông lỏng quản lý con cái, thiếu trách nhiệm hoặc nuông chiều con quá mức; một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình đơn thân, bố mẹ ly hôn, bố mẹ không gương mẫu) nên ngay từ nhỏ con cái họ đã bị tiêm nhiễm những hành vi bạo lực.

- Ảnh hưởng từ nhà trường: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường hiệu quả chưa cao; chưa thật sự quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; một số giáo viên có hành vi thiếu tính mô phạm...

- Do bản thân học sinh: Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nhân cách và tâm lý chưa hoàn thiện, thể chất phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý thay đổi, dễ nổi nóng gây ra những hành động bộc phát, dễ bị lôi kéo, gây kích động, họ muốn thể hiện mình, có khi dùng bạo lực xem như một cách nổi trội khác với bạn bè…

  • Nguyên nhân của tình trạng sử dụng lao động trẻ em:

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều gia đình không đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho con em mình nên các em phải lao động sớm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho gia đình.

- Một số trẻ em không còn nơi nương tựa (bố mẹ ly hôn, mồ côi cha mẹ...); gia đình thiếu trách nhiệm với con cái; không quan tâm đến tình hình học tập của con, chỉ tập trung kiếm sống...

- Một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sử dụng lao động trẻ em, trẻ vị thành niên vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất nên cố tình lách luật, làm sai luật.

4. Hậu quả

  • Hậu quả của tình trạng bạo lực học đường:

- Với nạn nhân bị bạo lực học đường: Tổn thương cả về thể chất và tinh thần.

- Với xã hội: Gây tâm lý bất ổn bao trùm xã hội.

- Với người gây ra bạo lực: Con người thiếu sự phát triển về nhân cách; khả năng là mầm mống gây hại cho xã hội...

  • Hậu quả của tình trạng sử dụng lao động trẻ em:

- Tình trạng lao động trẻ em ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em do tiếp xúc môi trường độc hại nguy hiểm.

- Ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tâm lý trẻ em, đồng thời cản trở việc các em tiếp cận giáo dục, từ đó tác động tiêu cực tới tương lai của chính trẻ em cũng như việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, trực tiếp tác động tới nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

5. Giải pháp

- Đối với tình trạng bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình

+ Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

+ Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

- Đối với tình trạng sử dụng lao động trẻ em: cần có sự tham gia bền vững, sự liên kết của tất cả các đối tác trong xã hội, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng; tăng cường vai trò giám sát của chính quyền địa phương đối với tình hình lao động trẻ em, tăng cường nhận thức về quyền lao động, quyền trẻ em đối với người dân.

+ Người sử dụng lao động phải hiểu rõ rằng sử dụng lao động trẻ em là phi đạo đức và bất hợp pháp...

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về tình trạng bạo lực học đường và sử dụng lao động trẻ em.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này, tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và sử dụng lao động trẻ em.

2. Vẽ tranh “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em”

Bài dự thi Phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

Bài dự thi Phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

Bài dự thi Phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

Bài dự thi Phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

Vẽ tranh chủ đề phòng chống bạo lực học đường
Vẽ tranh chủ đề phòng chống bạo lực học đường
Vẽ tranh chủ đề phòng chống sử dụng lao động trẻ em
Vẽ tranh chủ đề phòng chống sử dụng lao động trẻ em

Mời các bạn đón xem các bài viết hữu ích khác tại chuyên mục Tài liệu: Bài thu hoạch, bài dự thi của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
37 23.327
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm