Đáp án thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Luật Gia đình và Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Gia Lai 2024
Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và Phòng-chống bạo lực gia đình năm 2024 do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức với chủ đề 'Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng'; nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền kỷ niệm 23 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024) và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024. Đáp án cuộc thi do Hoatieu.vn tìm hiểu và biên soạn, không phải đáp án chính thức của cuộc thi. Mời bạn đọc tham khảo đáp án trong bài viết dưới đây.
Thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và Phòng-chống bạo lực gia đình tỉnh Gia Lai
Thông qua tổ chức cuộc thi nhằm khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân chủ động tìm hiểu về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; phát hiện, nêu gương những mô hình gia đình tiêu biểu trong việc gia đình hạnh phúc, bình đẳng, ấm no; nhân rộng và tuyên dương các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đồng thời, mục đích của cuộc thi cũng nhằm lan tỏa và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đề cao chuẩn mực đạo đức, lối sống và truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam nói chung; giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình các dân tộc tỉnh Gia Lai nói riêng. Cuộc thi bao gồm các phần thi là trắc nghiệm, thi vẽ và tự luận, mời bạn đọc theo dõi bài viết của Hoatieu.vn để cập nhật đáp án mới.
1. Thể lệ cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và Phòng-chống bạo lực gia đình tỉnh Gia Lai 2024
Đối tượng tham gia:
- Là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang và Nhân dân trong toàn tỉnh Gia Lai
- Các thành viên Ban Giám khảo và Tổ Thư ký Cuộc thi không được tham gia viết bài dự thi.
Hình thức và nội dung
Gồm 02 hình thức: Thi viết và thi vẽ
- Thi viết gồm 02 phần:
+ Phần thứ Nhất: Trắc nghiệm câu hỏi kiến thức về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình (kèm theo phụ lục 20 câu hỏi).
+ Phần thứ Hai: Bài viết giới thiệu về các gia đình, tổ chức, cá nhân có những hoạt động tiêu biểu trong công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Thi vẽ: Mỗi huyện, thị xã, thành phố tham dự tối thiểu 05 tác phẩm về gia đình hạnh phúc.
Quy định bài dự thi
a) Thi viết:
- Bài viết tham dự Cuộc thi phải là những câu chuyện có thật đang diễn ra tại tỉnh Gia Lai, có địa chỉ cụ thể, theo đúng nội dung về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc – Quốc gia thịnh vượng”. Các bài viết về các gia đình tiêu biểu (Gia đình làm kinh tế giỏi; Gia đình văn hoá; Gia đình ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền; Gia đình hiếu học; Gia đình nhiều thế hệ chung sống hoà thuận, hạnh phúc); giới thiệu về các tổ chức, cá nhân có những hoạt động tiêu biểu, có tính phát hiện trong công tác gia đình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Các bài dự thi phải phản ánh trung thực, chính xác và có nội dung trọng tâm, bố cục sáng tạo, hợp lý, tạo được ấn tượng đối với người đọc; có tính định hướng và tác động tốt đến dư luận xã hội; trình bày đẹp, khuyến khích hình ảnh minh họa.
* Lưu ý: Bài viết về phòng, chống bạo lực gia đình có thể thay tên nhân vật nhưng phải là câu chuyện có thật, những bài viết đã được đăng trên báo, tạp chí, không được tham dự trong Cuộc thi này.
- Bài viết được đánh máy vi tính trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14; Mỗi bài dự thi có dung lượng không quá 05 trang, không quá 04 hình ảnh minh họa. Bài dự thi phải được ghi đầy đủ rõ họ và tên của tác giả (kể cả trường hợp sử dụng bút danh), địa chỉ và điện thoại liên lạc. Không hạn chế về số lượng bài tham gia dự thi của mỗi tác giả.
- Người gửi bài dự thi tự chịu trách nhiệm về bản quyền bài của mình, về tính xác thực của thông tin, mọi tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, đòi bồi thường liên quan đến bản quyền. Bài dự thi phải chưa từng tham dự bất kỳ cuộc thi nào. Nếu tác giả vi phạm một trong các điều kiện trên, người tham gia sẽ bị loại hoặc tước giải thưởng ở bất kỳ giai đoạn nào, kể cả sau khi đã trao giải. Quyết định cuối cùng thuộc về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có quyền sử dụng, xuất bản, chọn các bài tham gia dự thi để phục vụ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Thi vẽ: Mỗi huyện, thị xã, thành phố tham dự tối thiểu 05 tác phẩm
- Tác phẩm dự thi gồm các chất liệu màu nước, bột màu, sơn dầu, acrylic,… được vẽ trên khung vải, khung kính (chất liệu lụa); kích thước tối thiểu (40cm x 60cm) và gửi kèm 01 tấm hình (18cm x 24cm) chụp gia đình mà tác giả yêu thích nhất kèm một bài thuyết minh về bức tranh tác giả thực hiện.
- Tác phẩm phải ghi rõ thông tin thí sinh đại diện gia đình vào sticker (nhãn dán 6x9cm), gồm: Tên tác phẩm, tác giả đại diện gia đình, địa chỉ nhà riêng và số điện thoại liên hệ, năm sáng tác dán vào mặt sau của bức tranh; các bức tranh không đầy đủ thông tin cá nhân đều là những bức tranh không hợp lệ, không đủ điều kiện để tham gia. Tác giả phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về bản quyền và trách nhiệm nếu có tranh chấp về bản quyền của bức tranh.
- Bức tranh tham dự phải là những bức tranh chưa được trưng bày, triển lãm, đăng tải trên các ấn phẩm, sách báo, tạp chí hoặc trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào.
- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm đối với những bức tranh bị thất lạc trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, sẽ sử dụng những tác phẩm chất lượng để trưng bày trong buổi tổng kết, trao giải. Quyền sở hữu các bức tranh thuộc tác giả.
Thời gian và địa điểm nhận bài dự thi:
- Thời gian nhận Bài dự thi: Từ ngày 01 tháng 3 năm 2024 đến ngày 31 tháng 5 năm 2024.
- Địa chỉ nhận bài thi và trả bài thi vẽ: Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số điện thoại liên hệ: 0269.3826464), địa chỉ: Khu trụ sở liên cơ quan số 17, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, đồng thời gửi file bài viết qua email: anhdaonsgd@gmail.com..
Cơ cấu giải thưởng
Các tác giả đoạt giải của cuộc thi sẽ được cấp Giấy chứng nhận và tiền thưởng theo cơ cấu giải thưởng bao gồm:
- Thi viết: 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba; 15 giải Khuyến khích.
- Thi vẽ: 01 giải Nhất; 03 giải Nhì; 04 giải Ba; 14 giải Khuyến khích.
2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về Gia đình và Phòng-chống bạo lực gia đình tỉnh Gia Lai
Câu 1. Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định Gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?
a) Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới.
b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
c) Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.
d) Đề xuất các chính sách về bình đẳng giới.
Câu 2. Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quy định “Bình đẳng giới” trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình bao gồm:
a) Trong lĩnh vực chính trị ; lĩnh vực giáo dục đào tạo ; lĩnh vực khoa học và công nghệ.
b) Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.
c) Trong lĩnh vực y tế và lĩnh vực gia đình.
d) Cả a,b,c.
Câu 3. Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, quy định những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
a) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
b) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
c) Bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
d) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới.
Câu 4. Nội dung: “Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển” thuộc quy định nào sau đây trong Luật bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006?
a) Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.
b) Bình đẳng giới trong gia đình.
c) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
d) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
Câu 5. Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định “Bình đẳng giới trong gia đình” gồm những nội dung nào?
a) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguôn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
b) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
c) Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
d) Cả a,b,c đều đúng
e) Cả a,b đều đúng.
Câu 6. Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014, quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch” là nội dung trong quy định về:
a) Điều kiện kết hôn.
b) Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
c) Đăng ký kết hôn.
d) Xử lý việc kết hôn không đúng thẩm quyền.
Câu 7. Nội dung: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” thuộc quy định nào sau đây trong Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014?
a) Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng.
b) Tình nghĩa vợ chồng.
c) Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng.
d) Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.
Câu 8. Pháp luật Việt Nam quy định nam nữ được kết hôn khi đạt độ tuổi nào?
a) Nam từ đủ 19 tuổi, nữ từ đủ 17 tuổi.
b) Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi.
c) Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.
d) Nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi.
Câu 9. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 nêu: “Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan” là trách nhiệm của ai trong gia đình?
a) Cá nhân.
b) Thành viên gia đình.
c) Cha mẹ.
d) Gia đình.
Câu 10. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022quy định “Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình” hằng năm là tháng nào trong năm?
a) Tháng 3.
b) Tháng 5.
c) Tháng 6.
d) Tháng 11.
Câu 11. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 nêu: “Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em”, thuộc nội dung nào sau đây?
a) Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình.
c) Hành vi bạo lực gia đình.
d) Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 12. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 nêu việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc nào sau đây:
a) Chủ động, kịp thời, kiên trì.
b) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình; Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
c) Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải; Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
d) Cả a, c đều đúng
e) Cả a,b,c đều đúng.
Câu 13. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 quy định: “Chủ trì, phối hợp với cơ quan , tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình” thuộc trách nhiệm của cơ quan nào ở Trung ương?
a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
c) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
d) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Câu 14. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 được được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XV kỳ họp thứ 4, thôngqua ngày 14/ 11/ 2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, quy định người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào sau đây?
a) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, bố trí nơi tạm lánh.
d) Được bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản.
Câu 15. Anh (chị) hãy cho biết, nội dung:“Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình trong quá trình giải quyết vụ việc bạo lực gia đình và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” thuộc quy định nào? (Theo Luật PCBLGĐ số 13/2022/QH15 được Quốc hội thông qua 14/11/2022).
a) Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
b) Sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình.
c) Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
d) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.
Câu 16. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 quy định nội dung nào về Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?
a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó.
c) Cả a và b đều đúng.
d) Cả a và b đều sai.
Câu 17. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022 quy định: Ban hành văn bản hướng dẫn công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc; Chỉ đạo lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; Chủ trì, phối hợp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng Công an nhân dân thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; Hướng dẫn việc thực hiện thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình là quy định thuộc trách nhiệm của cơ quan nào ở Trung ương?
a) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
b) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
c) Bộ Công An.
d) Bộ Y tế.
Câu 18. Theo Luật Trẻ em năm 2016 quy định: Trẻ em là người ?
a) Dưới 15 tuổi.
b) Dưới 16 tuổi.
c) Cả a, b đều đúng.
d) Cả a, b đều sai.
Câu 19. Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em là?
a) 116.
b) 113.
c) 111.
d) 119.
Câu 20. Theo Luật Trẻ em năm 2016 để bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm nào sau đây?
a) Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại.
b) Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
c) Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
d) Cả a, b, c đều đúng.
e) Cả a, c đều đúng.
Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu: Bài thu hoạch, bài dự thi của Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2024
Đáp án thi tìm hiểu 70 năm Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông
Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2024 - Kỳ 3
Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam là gì?
Thầy/cô hãy phân tích mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường
Đề thi và đáp án Thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024
Đáp án cuộc thi Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển 2024
300+ câu hỏi trắc nghiệm môn lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án)
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công