Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2024 - Kỳ 3

Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2024 được Hoatieu.vn giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết dưới đây là đáp án cho câu hỏi trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu về Đề án phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2023 (gọi tắt là Đề án 06) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2024.

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án 06 do Công an tỉnh Quảng Bình tổ chức giúp cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn tìm hiểu sâu hơn về các tiện ích mà Đề án 06 mang lại để áp dụng trong cuộc sống, hướng tới xây dựng một Chính phủ số, nâng cao năng suất lao động, cải cách hiệu quả các thủ tục hành chính, giảm tải các loại giấy tờ không cần thiết…

Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình

Đáp án uộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình do Hoatieu tra cứu và tự làm trên cơ sở các thông tin đã tìm hiểu, không phải đáp án chính thức của cuộc thi.

1. Thể lệ cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình

- Đối tượng tham gia là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang sinh sống, công tác, lao động và học tập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Cách thức dự thi: người tham dự Cuộc thi trực tiếp sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh truy cập vào đường link được đăng tải trên trang thông tin điện tử Công an tỉnh Quảng Bình (https://conganquangbinh.gov.vn) và làm theo hướng dẫn.

- Thời gian: Cuộc thi sẽ diễn ra dưới hình thức trực tuyến từ ngày 04/12 đến ngày 31/12/2023, được chia làm 04 kỳ, mỗi kỳ 07 ngày, cụ thể:

+ Kỳ 1: Bắt đầu từ 08h00, ngày 04/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 10/12/2023.

+ Kỳ 2: Bắt đầu từ 08h00, ngày 11/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 17/ 12/2023

+ Kỳ 3: Bắt đầu từ 08h00, ngày 18/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 24/ 12/2023

+ Kỳ 4: Bắt đầu từ 08h00, ngày 25/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 25/12/2023

2. Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình - Tuần 1

Bắt đầu từ 08h00, ngày 04/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 10/12/2023.

Câu 1: Mục tiêu tổng quát của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phục vụ các nhóm tiện ích nào dưới đây?

A. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

B. Phục vụ hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, hệ thống chia sẻ dữ liệu dùng chung, hệ thống điều hành của bộ, ngành, địa phương.

C. Phục vụ quản lý nhà nước về an ninh trật tự.

D. Phục vụ phát triển kinh tế số, chính quyền số.

Câu 2: Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy hết giá trị sử dụng sau ngày nào?

A. Sau ngày 01/07/2021.

B. Sau ngày 31/12/2022.

C. Sau ngày 30/12/2021.

D. Sau ngày 01/01/2022.

Câu 3: Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dân, doanh nghiệp hưởng những lợi ích gì, những lợi ích sau lợi ích nào đầy đủ nhất?

A. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số quốc gia.

B. Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích như: tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại; làm chủ được thời gian nộp hồ sơ; chi phí gián tiếp trong giải quyết tục hành chính, đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà.

C. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp cắt giảm thủ tục hồ sơ. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số quốc gia.

D. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp giảm đi lại. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Câu 4: Theo ông/bà, quan điểm chỉ đạo của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là gì?

A. (1) Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định. (2) Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

B. (1) Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và có sự kết nối, chia sẻ bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới. (2) Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Người dân chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần cho các cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính.

C. (1) Dữ liệu dân cư phải được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy, phát huy trí tuệ, nguồn lực và sức mạnh quốc gia; phải gắn kết với năng lực quản trị nhà nước, mang lại tiềm năng bứt phá của nền kinh tế, phản ánh giá trị văn hóa, lịch sử và trí tuệ toàn dân trong đời sống xã hội. Việc triển khai phát triển, ứng dụng dữ liệu dân cư phải gắn với mục tiêu làm giàu dữ liệu, tạo nền tảng cho hoạt động thực hiện chuyển đổi số trong xã hội. (2) Việc kết nối, tích hợp, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải gắn liền bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường số. (3) Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong xây dựng Chính phủ số.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Có bao nhiêu phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế việc xuất trình giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

A. Sử dụng 1 trong 5 phương thức sau: (1) Giấy CMND; (2) Quét mã QR trên CCCD gắn chip; (3) Thiết bị đọc chip thẻ CCCD; (4) Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (5) VNeID.

B. Sử dụng 1 trong 6 phương thức sau: (1) Giấy CMND; (2) Quét mã QR trên CCCD gắn chip; (3) Thiết bị đọc chip thẻ CCCD; (4) Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (5) VNeID; (6) Giấy xác nhận thông tin về cư trú.

C. Sử dụng 1 trong 7 phương thức sau: (1) Thẻ CCCD gắn chip; (2) Quét mã QR trên CCCD gắn chip; (3) Thiết bị đọc chip thẻ CCCD; (4) Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (5) VNeID; (6) Giấy xác nhận thông tin về cư trú; (7) Thông báo số định danh cá nhân.

D. Sử dụng 1 trong 8 phương thức sau: (1) Giấy CMND; (2) Quét mã QR trên CCCD gắn chip; (3) Thiết bị đọc chip thẻ CCCD; (4) Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (5) VNeID; (6) Giấy xác nhận thông tin về cư trú; (7) Thông báo số định danh cá nhân; (8) Hộ chiếu.

Câu 6: Tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, có bao nhiêu nhóm thủ tục hành chính liên thông thuộc danh mục dịch vụ công thiết yếu?

A. 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông gồm: Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Đăng ký BHXH cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí, hỗ trợ chi phí mai táng.

B. 01 nhóm thủ tục hành chính liên thông: Liên thông các thủ tục Đăng ký thành lập hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã và đăng ký thuế.

C. 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông gồm: Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú.

D. Không có thủ tục hành chính liên thông nào.

Câu 7: Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án có tên đầy đủ là gì?

A. Đề án cải cách hành chính.

B. Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.

C. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

D. Đề án cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Câu 8: Có bao nhiêu dịch vụ công thiết yếu được quy định tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ? Và dịch vụ công được hiểu là gì?

A. Có 28 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Dịch vụ công được hiểu là các dịch vụ được cung cấp công khai theo quy định của Nhà nước, phục vụ người dân.

B. Có 28 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và doanh nghiệp.

C. Có 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Dịch vụ công được hiểu là hoạt động hỗ trợ người dân tự thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

D. Có 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dân; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.

Câu 9: Tài khoản định danh điện tử có những mức độ nào?

A. Mức độ cơ bản và mức độ nâng cao.

B. Mức độ toàn trình và mức độ một phần.

C. Mức độ 1 và mức độ 2.

D. Không chia mức độ.

Câu 10: Căn cứ Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Vậy khái niệm tài khoản định danh điện tử nào dưới đây được bao hàm đầy đủ nhất:

A. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.

B. Tài khoản định danh điện tử là thông tin cá nhân được lưu trữ trên thẻ CCCD gắn chip.

C. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia được định danh, xác thực điện tử.

D. Tài khoản định danh điện tử là một ứng dụng để cài đặt, truy cập và quản lý thông tin của mọi công dân.

3. Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình - Tuần 2

Bắt đầu từ 08h00, ngày 11/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 17/ 12/2023.

Câu 1: Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ, để thực hiện thành công Đề án 06 đòi hỏi sự vào cuộc của ai?

A. Sự vào cuộc của cán bộ, công chức, viên chức.

B. Sự vào cuộc của lực lượng Công an.

C. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng bộ ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.

D. Sự vào cuộc của các đơn vị công nghệ thông tin.

Câu 2: Căn cứ Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, điều kiện để đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử là gì?

A. Đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

B. Đối với người được giám hộ khác thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ. Các thông tin cần khai báo được thực hiện trên thiết bị điện tử khi cá nhân đăng ký tài khoản định danh điện tử gồm: Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (đối với người nước ngoài); Họ, tên đệm và tên; Ngày, tháng năm sinh; Giới tính; Quốc tịch (đối với người nước ngoài); Số điện thoại, email.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3: Việc làm sạch dữ liệu phải được duy trì thường xuyên hàng ngày; trong đó việc bổ sung, cập nhật dữ liệu dân cư cũng phải được triển khai ngay từ đâu?

A. Từ Trung ương.

B. Từ cấp cơ sở.

C. Từ cá nhân.

D. Từ các doanh nghiệp.

Câu 4: Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 xác định triển khai những thủ tục hành chính liên thông nào?

A. Liên thông nhóm thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép nhận chìm ở biển và thủ tục giao khu vực biển, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển.

B. Liên thông nhóm thủ tục xóa nợ nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ) trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi về nghĩa vụ tài chính (do xóa nợ nghĩa vụ tài chính).

C. Liên thông Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Đăng ký BHXH cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí, hỗ trợ chi phí mai táng.

D. Liên thông các thủ tục Đăng ký thành lập hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã và đăng ký thuế.

Câu 5: Theo quy định hiện hành, có những mức độ dịch vụ công trực tuyến nào?

A. Dịch vụ công trực tuyến toàn bộ và dịch vụ công trực tuyến một công đoạn

B. Dịch vụ công trực tuyến cơ bản và dịch vụ công trực tuyến nâng cao.

C. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần.

D. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Câu 6: Mục tiêu tổng quát của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 để phục vụ bao nhiêu nhóm tiện ích?

A. 4 nhóm tiện ích: Phục vụ hạ tầng số; Phục vụ công dân số; Phục vụ kinh tế số; Phục vụ chính quyền số.

B. 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

C. 6 nhóm tiện ích: Phục vụ số hóa dữ liệu chuyên ngành; Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

D. 7 nhóm tiện ích: Phục vụ nâng cao nhận thức, kỹ năng số; Phục vụ số hóa dữ liệu chuyên ngành; Phục vụ xã hội số; Phục vụ hạ tầng số; Phục vụ công dân số; Phục vụ kinh tế số; Phục vụ chính quyền số.

Câu 7: Công dân có thể tải và cài đặt ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) ở đâu và sử dụng như thế nào?

A. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia có thể được tải về thông qua kho ứng dụng App Store đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và Google play (CH play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.

B. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google play (CH play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và App Store đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.

C. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia chỉ có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google play (CH play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android.

D. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia chỉ có thể được tải về thông qua kho ứng dụng App Store đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.

Câu 8: Lợi ích của người dân khi sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip là gì?

A. Thông tin cá nhân được bảo mật cao. Tránh giả mạo giấy tờ: thẻ căn cước công dân gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài một con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR để thuận lợi trong việc kiểm tra, kiểm soát thông tin.

B. Có khả năng tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau trong thẻ căn cước công dân gắn chip như: giấy phép lái xe; đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế; sổ bảo hiểm xã hội….

C. Tạo thuận lợi khi lưu trú tại nước ngoài hay ký các hợp đồng giao dịch.

D. Cả A, B và C

Câu 9: Dữ liệu dân cư phải bảo đảm "…………………", đây là yếu tố có ý nghĩa mang tính chất quyết định đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện việc kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành khác. Hãy chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống.

A. "Đúng - đủ - sạch - sống".

B. "Đúng - đủ - sạch".

C. "Đúng - đủ - sống".

D. "Đúng - sạch - sống".

Câu 10: Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu?

A. Công dân đến trực tiếp cơ quan công an các cấp (tỉnh, huyện, xã) để được hướng dẫn đăng ký mở tài khoản định danh điện tử Mức 2.

B. Công dân thực hiện việc đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 1 trên ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia (VNeID).

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

4. Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình - Tuần 3

Bắt đầu từ 08h00, ngày 18/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 24/ 12/2023

Câu 1: Lệ phí đăng ký tài khoản định danh điện tử là bao nhiêu?

A. Lệ phí đăng lý cấp tài khoản định danh điện tử là 10.000 đồng.

B. Miễn phí chi phí thực hiện đăng ký định danh điện tử.

C. Lệ phí đăng lý cấp tài khoản định danh điện tử là 15.000 đồng.

D. Lệ phí đăng lý cấp tài khoản định danh điện tử là 20.000 đồng.

Câu 2: Khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến cần phải lưu ý những vấn đề gì?

A. Có số điện thoại di động (để hệ thống gửi các thông tin qua tin nhắn – SMS); có địa chỉ thư điện tử (email) để tiếp nhận và phản hồi các thông tin yêu cầu từ cơ quan chính quyền.

B. Cung cấp, khai báo đầy đủ các thông tin nhằm thuận lợi hơn cho việc thụ lý, giải quyết hồ sơ theo yêu cầu của quý khách, tránh tình trạng phải bổ sung thông tin, kéo dài thêm thời gian giải quyết…

C. Có thể khai báo và nộp hồ sơ qua mạng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu; chỉ đến 01 lần duy nhất để nhận kết quả; hoặc trả kết quả tại nhà theo đăng ký; không phải đến cơ quan nhà nước.

D. Cả 03 câu trên đều đúng.

Câu 3: Thời gian có hiệu lực sử dụng của tài khoản định danh điện tử là bao lâu?

A. Tài khoản định danh điện tử có hiệu lực sử dụng cùng với thời hạn của thẻ Căn cước công dân gắn chip.

B. Tài khoản định danh điện tử có hiệu lực sử dụng 02 năm.

C. Tài khoản định danh điện tử có hiệu lực sử dụng 05 năm.

D. Tài khoản định danh điện tử có hiệu lực sử dụng 10 năm.

Câu 4: Việc triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cần tập trung thực hiện giải pháp nào sau đây?

A. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 06 với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ Trung ương tới cơ sở; nâng cao hiệu quả thực hiện các dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện; đẩy mạnh phát triển công dân số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh.

B. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 06 với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ Trung ương tới cơ sở; việc triển khai các nội dung của Đề án 06, nhất là đối với những nội dung mới chưa có tiền lệ; nâng cao hiệu quả thực hiện các dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện; đẩy mạnh phát triển công dân số và tăng cường nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối dùng chung, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh.  

C. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 06 và tăng cường nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối dùng chung, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh.

D. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 06 với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu quả thực hiện các dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện.

Câu 5: Công dân có thể nhận kết quả bản giấy 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Đăng ký bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí, hỗ trợ chi phí mai táng ở cơ quan nào sau đây?

A. Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn.

B. Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố.

C. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội – UBND huyện, thị xã, thành phố.

D. Bộ phận Một cửa – UBND xã, phường, thị trấn.

Câu 6: Hiện nay một số đối tượng lợi dụng những thông tin bị lộ, lọt trên mạng Internet của công dân để giả mạo cơ quan chức năng gọi điện cho người dân yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào website giả mạo cơ quan Nhà nước để điền thông tin cá nhân, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP xác thực gửi về điện thoại… Sau đó, những đối tượng này sử dụng thông tin trên đăng nhập tài khoản ngân hàng, ví điện tử của nạn nhân rồi chiếm đoạt tài sản. Để phòng ngừa nguy cơ trên, công dân cần thực hiện như thế nào?

A. Công dân chú ý bảo mật thông tin cá nhân của bản thân, tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu từ các cuộc gọi “lạ” tự xưng cơ quan nhà nước, lực lượng công an.

B. Nếu nhận được những cuộc gọi như trên, công dân cần gọi đến số Hotline 1900.0368 hoặc thông báo đến cơ quan công an gần nhất để có biện pháp kịp thời xử lý.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai.

Câu 7: Hiện nay, công dân đã có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID để thay thế thẻ Căn cước công dân khi đi tàu bay chưa?

A. Hiện nay việc sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID để thay thế thẻ Căn cước công dân khi đi tàu bay chưa được triển khai.

B. Hiện nay việc sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID để thay thế thẻ Căn cước công dân khi đi tàu bay đang được thực hiện thí điểm tại một số chuyến bay nội địa.

C. Hiện nay việc sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID để thay thế thẻ Căn cước công dân khi đi tàu bay đã được triển khai chính thức đối với tất cả các chuyến bay nội địa.

D. Hiện nay việc sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID để thay thế thẻ Căn cước công dân khi đi tàu bay đã được triển khai chính thức đối với tất cả các chuyến bay.

Câu 8: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?

A. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

B. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (theo Điều 10 Luật Căn cước công dân).

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai.

Câu 9: Mã định danh cá nhân gồm bao nhiêu chữ số?

A. 10 chữ số.

B. 11 chữ số.

C. 12 chữ số.

D. 13 chữ số.

Câu 10: Ý nghĩa của 12 chữ số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip?

A. 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân; 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân; 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

B. 06 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân; 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân; 03 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

C. 04 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân; 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân; 03 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

D. 06 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

5. Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình - Tuần 4

Bắt đầu từ 08h00, ngày 25/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 25/12/2023

Câu 1: Từ ngày 05/02/2023, mức thu lệ phí Đăng ký cư trú theo Thông tư số 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, quy định mức thu đối với thủ tục Đăng ký thường trú trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp là bao nhiêu đồng/1 lần?

A. 100.000 đồng/lần đăng ký.

B. 80.000 đồng/lần đăng ký.

C. 20.000 đồng/lần đăng ký.

D. 30.000 đồng/lần đăng ký.

Câu 2: Công dân có thể sử dụng loại tài khoản nào sau đây để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia?

A. Sử dụng tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia.

B. Sử dụng tài khoản định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an.

C. Sử dụng tài khoản cấp bởi Bưu điện Việt Nam.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế triển khai tiếp đón đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ Căn cước công dân chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 60% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

B. 75% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

C. 85% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

D. 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Câu 4: Để thuận tiện cho việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú như: đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký thường trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú, khai báo thông tin cư trú đối với người chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng, công dân vào địa chỉ nào sau đây để tạo tài khoản?

A. https://dichvucong.bocongan.gov.vn.

B. https://dichvucong.gov.vn.

C. https://bocongan.gov.vn.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Công dân thực hiện các thủ tục hành chính liên thông Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Đăng ký BHXH cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí, hỗ trợ chi phí mai táng tại địa chỉ nào sau đây?

A. https://lienthong.dichvucong.quangbinh.gov.vn/

B. https://dichvucong.lienthong.gov.vn/

C. https://lienthong.dichvucong.gov.vn/

D. https://thutuclienthong.dichvucong.gov.vn/

Câu 6: Từ ngày 05/02/2023 Mức thu lệ phí Đăng ký cư trú theo Thông tư số 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, quy định mức thu đối với thủ tục Đăng ký thường trú trường hợp công dân nộp hồ sơ qua Cổng dịch công trực tuyến là bao nhiêu đồng/1 lần?

A. 100.000 đồng/lần đăng ký.

B. 80.000 đồng/lần đăng ký.

C. 10.000 đồng/lần đăng ký.

D. 30.000 đồng/lần đăng ký.

Câu 9: Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022 bao gồm bao nhiêu dịch vụ công?

A. 25 dịch vụ công

B. 28 dịch vụ công.

C. 30 dịch vụ công.

D. 35 dịch vụ công.

Câu 10: Công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên nhiều thiết bị cùng lúc không?

A. Công dân chỉ có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên 01 thiết bị tại một thời điểm.

B. Công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên nhiều thiết bị tại một thời điểm.

C. Công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên nhiều thiết bị tại một thời điểm nhưng phải đăng ký với cơ quan Công an.

D. Công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên nhiều thiết bị tại một thời điểm nhưng phải đăng ký bổ sung thiết bị trên ứng dụng VNeID.

Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Bài thu hoạch, bài dự thi của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
12 10.566
0 Bình luận
Sắp xếp theo