300+ câu hỏi trắc nghiệm môn lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn lý luận nhà nước và pháp luật được Hoatieu.vn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết dưới đây bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm môn lý luận nhà nước và pháp luật, câu hỏi nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước và pháp luật, câu hỏi ôn thi cấp tốc môn lý luận nhà nước và pháp luật giúp bạn đọc thuận tiện hơn trong học tập và ôn thi môn học này.
Đáp án câu trắc nghiệm môn Lý luận Nhà nước pháp luật
Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản khái quát về nguồn gốc và các kiểu nhà nước; bản chất, chức năng, hình thức của nhà nước; nguồn gốc và kiểu pháp luật; bản chất, vai trò, hình thức và nguồn của pháp luật; quy phạm pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý,… Để ôn tập và chuẩn bị thi tốt môn học này, mời bạn đọc tham khảo và tải file Word câu hỏi trắc nghiệm môn Lý luận nhà nước và pháp luật trong bài viết của Hoatieu.
1. Câu hỏi trắc nghiệm môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án)
Các câu hỏi trắc nghiệm môn Lý luận nhà nước và pháp luật được sắp xếp theo từng chương bài giúp bạn đọc tham khảo, ôn tập theo bài học dễ dàng hơn, chuẩn bị cho kì thi hết môn sắp tới. Chi tiết như sau:
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
1. Các quan điểm phi Mácxít KHÔNG chân thực vì chúng:
a/ Lý giải có căn cứ khoa học nhưng nhằm che dấu bản chất nhà nước.
b/ Che dấu bản chất thực của nhà nước và thiếu tính khoa học.
c/ Thể hiện bản chất thực của nhà nước nhưng chưa có căn cứ khoa học.
d/ Có căn cứ khoa học và nhằm thể hiện bản chất thực của nhà nước.
2. Các quan điểm, học thuyết về nhà nước nhằm:
a/ Giải thích về sự tồn tại và phát triển của nhà nước. ↵
b/ Che đậy bản chất giai cấp của nhà nước.
c/ Lý giải một cách thiếu căn cứ khoa học về nhà nước.
d/ Bảo vệ nhà nước của giai cấp thống trị.
3. Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự thỏa thuận giữa các công dân:
a/ Học thuyết thần quyền.
b/ Học thuyết gia trưởng.
c/ Học thuyết Mác–Lênin.
d/ Học thuyết khế ước xã hội. ↵
4. Trong xã hội công xã thị tộc, quyền lực quản lý xuất hiện vì:
a/ Nhu cầu xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi.
b/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh chống xâm lược và xâm lược.
c/ Nhu cầu quản lý các công việc chung của thị tộc. ↵
d/ Nhu cầu trấn áp giai cấp bị trị.
5. Xét từ góc độ giai cấp, nhà nước ra đời vì:
a/ Sự xuất hiện các giai cấp và quan hệ giai cấp.
b/ Sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp. ↵
c/ Nhu cầu giải quyết mối quan hệ giai cấp.
d/ Xuất hiện giai cấp bóc lột và bị bóc lột.
6. Xét từ tính giai cấp, sự ra đời của nhà nước nhằm:
a/ Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
b/ Bảo vệ trật tự chung của xã hội.
c/ Bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị. ↵
d/ Giải quyết quan hệ mâu thuẫn giai cấp.
7. Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu:
a/ Quản lý các công việc chung của xã hội. ↵
b/ Bảo vệ lợi ích chung của giai cấp thống trị và bị trị.
c/ Bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
d/ Thể hiện ý chí chung của các giai cấp trong xã hội.
8. Quyền lực trong xã hội công xã thị tộc và quyền lực của nhà nước khác nhau ở:
a/ Nguồn gốc của quyền lực và cách thức thực hiện.
b/ Nguồn gốc, tính chất và mục đích của quyền lực. ↵
c/ Tính chất và phương thức thực hiện quyền lực.
d/ Mục đích và phương thức thực hiện quyền lực.
9. Những yếu tố nào sau đây KHÔNG tác động đến sự ra đời của nhà nước:
a/ Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
b/ Hoạt động chiến tranh.
c/ Hoạt động trị thủy.
d/ Hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước. ↵
10. Lựa chọn quá trình đúng nhất về sự ra đời của nhà nước.
a/ Sản xuất phát triển, tư hữu hình thành, phân hóa giai cấp, xuất hiện nhà nước. ↵
b/ Ba lần phân công lao động, phân hóa giai cấp, tư hữu xuất hiện, xuất hiện nhà nước.
c/ Sản xuất phát triển, tư hữu xuất hiện, đấu tranh giai cấp, xuất hiện nhà nước.
d/ Ba lần phân công lao động, xuất hiện tư hữu, mâu thuẫn giai cấp, xuất hiện nhà nước.
11. Quá trình hình thành nhà nước là:
a/ Một quá trình thể hiện tính khách quan của các hình thức quản lý xã hội.
b/ Sự phản ánh nhu cầu quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. ↵
c/ Một quá trình thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị.
d/ Sự phản ánh ý chí và lợi ích nói chung của toàn bộ xã hội.
12. Nhà nước xuất hiện bởi:
a/ Sự hình thành và phát triển của tư hữu.
b/ Sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. ↵
c/ Sự phân hóa thành các giai cấp trong xã hội.
d/ Sự phát triển của sản xuất và hình thành giai cấp.
13. Theo quan điểm Mác xít, nhà nước hình thành khi và chỉ khi:
a/ Xuất hiện các giai cấp khác nhau trong xã hội
b/ Hình thành các hoạt động trị thủy.
c/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh và chống chiến tranh.
d/ Hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. ↵
14. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với các con đường hình thành nhà nước trên thực tế.
a/ Thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược, cai trị.
b/ Thông qua các hoạt động xây dựng và bảo vệ các công trình trị thủy.
c/ Thông qua quá trình hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
d/ Sự thỏa thuận giữa các công dân trong xã hội. ↵
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với khái niệm bản chất của nhà nước:
a/ Yếu tố tác động làm thay đổi chức năng của nhà nước.
b/ Yếu tố tác động đến sự ra đời của nhà nước.
c/ Yếu tố tác động đến việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
d/ Yếu tố bên trong quyết định xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước. ↵
2. Tính giai cấp của nhà nước thể hiện là:
a/ Ý chí của giai cấp thống trị.
b/ Lợi ích của giai cấp thống trị.
c/ Ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị và bị trị.
d/ Sự bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị. ↵
3. Bản chất giai cấp của nhà nước là:
a/ Sự xuất hiện các giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội.
b/ Quyền lực cai trị của giai cấp thống trị trong bộ máy nhà nước.
c/ Sự tương tác của các quan hệ giai cấp và nhà nước. ↵
d/ Quan hệ giữa các giai cấp khác nhau trong việc tổ chức bộ máy nhà nước.
4. Muốn xác định tính giai cấp của nhà nước:
a/ Xác định giai cấp nào là giai cấp bóc lột.
b/ Xác định sự thỏa hiệp giữa các giai cấp.
c/ Sự thống nhất giữa lợi ích giữa các giai cấp bóc lột.
d/ Cơ cấu và tính chất quan hệ giai cấp trong xã hội. ↵
5. Nội dung nào KHÔNG là cơ sở cho tính giai cấp của nhà nước.
a/ Giai cấp là nguyên nhân ra đời của nhà nước.
b/ Nhà nước là bộ máy trấn áp giai cấp.
c/ Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt và tách rời khỏi xã hội.
d/ Nhà nước là tổ chức điều hòa những mâu thuẫn giai cấp đối kháng. ↵
6. Tính xã hội trong bản chất của của nhà nước xuất phát từ:
a/ Các công việc xã hội mà nhà nước thực hiện.
b/ Những nhu cầu khách quan để quản lý xã hội.
c/ Những mục đích mang tính xã hội của nhà nước. ↵
d/ Việc thiết lập trật tự xã hội.
7. Nhà nước có bản chất xã hội vì:
a/ Nhà nước xuất hiện bởi nhu cầu quản lý xã hội. ↵
b/ Nhu cầu trấn áp giai cấp để giữ trật tự xã hội.
c/ Nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội khi nó trùng với lợi ích giai cấp thống trị.
d/ Nhà nước chính là một hiện tượng xã hội.
..................
Mời các bạn tải file word chi tiết để tham khảo các câu hỏi và đáp án
2. Câu hỏi Nhận định Đúng – Sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Câu 1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều là pháp luật.
Sai. Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bơi các quy phạm đao đức và các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên thành luật cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử đựoc coi là các chuẩn mực đạo đứa đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội.
Câu 2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.
Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai c ấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ.
Câu 3. Tùy vào các kiểu nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc bản chất xã hội.
Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp.
Câu 4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.
Câu 5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức ra và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.
Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.
Câu 6. Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên ch ế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.
Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.
Câu 7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng.
Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của nhà nước cho thấy: Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng .
Câu 8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị giai cấp.
Sai. Đặc điểm cơ bản của nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức thành các đơn vị hành chính-lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.
Câu 9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính trị, từ đó đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.
Câu 10. Kiểu nhà nước là cách tổ chức quyền lực của nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
Sai. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp,vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
..................
Mời các bạn tải file word chi tiết để tham khảo các câu hỏi và đáp án
3. Trắc nghiệm Lý luận Nhà nước pháp luật 1
1. Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào?
a. Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có sự phân hóa và phân chia thành các giai cấp khác nhau;
b. Tồn tại giai cấp thống trị chiếm vị cao nhất trong các giai cấp;
c. Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra, bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội
d. Cả a, b, c đúng
2. Bản chất giai cấp của nhà nước không được thể hiện ở đặc điểm nào dưới đây:
a. Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có sự phân hóa và phân chia thành các giai cấp khác nhau;
b. Các giai cấp bình đẳng về địa vị và quyền lợi
c. Tồn tại giai cấp thống trị chiếm vị trí cao nhất trong các giai cấp
d. Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra, bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội
3. Bản chất giai cấp của nhà nước phong kiến được thể hiện như thế nào?
a. Nhà nước phong kiến là công cụ để giai cấp địa chủ phong kiến thực hiện sự thống trị của mình đối với các giai cấp khác trong xã hội
b. Có nhiệm vụ bảo vệ địa vị cho giai cấp địa chủ phong kiến
c. Có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong kiến
d. Cả a, b, c đúng
4. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của nhà nước có đặc điểm gì?
a. Không có nhà nước nào chỉ có bản chất giai cấp
b. Không nhà nước nào chỉ có bản chất xã hội
c. Mức độ thể hiện của tính giai cấp, tính xã hội của nhà nước là khác nhau tủy thuộc vào mỗi kiểu nhà nước và mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau
d. Cả a, b, c đều đúng.
5. Bản chất xã hội của nhà nước không được thể hiện ở đặc điểm nào dưới đây?
a. Mọi người đều được bảo vệ và hưởng những lợi ích như nhau, không phụ thuộc vào vị trí giai cấp của họ trong xã hội
b. Nhà nước thiết lập trật tự chung của xã hội, bảo vệ những lợi ích chung của tất cả mọi người.
c. Lợi ích của mọi người trong xã hội được hưởng phụ thuộc vào vị trí giai cấp của họ
d. Nhà nước ưu tiên bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị trong xã hội.
6. Bộ máy nhà nước có đặc điểm gì?
a. Gồm nhiều cơ quan nhà nước hợp thành
b. Các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định
c. Được lập ra để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
d. Cả a, b, c đúng
7. Bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không áp dụng nguyên tắc tổ chức nào dưới đây?
a. Nguyên tắc quyền lực là thống nhất
b. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
c. Nguyên tắc tập trung dân chủ
d. Nguyên tắc tam quyền phân lập
8. Bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không có các chức danh nào dưới đây?
a. Chủ tịch nước
b. Thủ tướng
c. Bộ trưởng
d. Tổng thống
9. Bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không có các chức danh nào dưới đây?
a. Vua
b. Chủ tịch nước
c. Thủ tướng
d. Bộ trưởng
10. Bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không có cơ quan nào dưới đây?
a. Nghị viện
b. Chính phủ
c. Tòa án nhân dân
d. Bộ
11. Bộ máy nhà nước tư sản có cơ quan nào dưới đây?
a. Nghị viện
b. Chính phủ
c. Tòa án
d. Cả a, b, c đúng
..................
Mời các bạn tải file word chi tiết để tham khảo các câu hỏi và đáp án
4. Trắc nghiệm Lý luận Nhà nước pháp luật 2
1. “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ____, do ____ đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ____ của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện ____, là nhân tố chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội.” :
a. Bắt buộc – quốc hội – chí – chính trị.
b. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – chính trị.
c. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – kinh tế xã hội.
d. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội.
2. Ai là người có năng lực hành vi bị hạn chế?
a. Người bị kết án tù có thời hạn.
b. Người say rượu
c. Người được tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi.
d. Cả 3 phương án trên.
3. Các quốc gia sau đây đã trải qua 4 kiểu pháp luật trong quá trình phát triển của mình:
a. Việt Nam.
b. Hoa Kỳ.
c. Pháp.
d. Tất cả đều sai.
4. Chế tài có các loại sau:
a. Chế tài hình sự và chế tài hành chính
b. Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự
c. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự
d. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc
5. Chế tài của QPPL là:
a. Hình phạt nghiêm khắc của nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
b. Những hậu quả pháp lý bất lợi có thể áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của QPPL.
c. Biện pháp cưỡng chế nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
d. Cả a, b và c đều đúng
6. Chọn phát biểu sai về đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
a. Là quy tắc xử sự được nhà nước đảm bảo thực hiện.
b. Tất cả những văn bản do nhà nước ban hành đều là VBQPPL.
c. Được nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
d. Là chuẩn mực đánh giá tính hợp pháp đối với hành vi của con người.
7. Chủ thể của QHPL là:
a. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong một nhà nước.
b. Cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận có khả năng tham gia vào các QHPL.
c. Cá nhân, tổ chức cụ thể có được những quyền và mang những nghĩa vụ pháp lý nhất định được chỉ ra trong các QHPL cụ thể.
d. Cả a, b và c
8. Đâu là bộ phận chế tài trong VBQPPL sau
“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
(Khoản 1, Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015)”
a. “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”
b. “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền”
c. “thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
d. Toàn bộ khoản trên.
9. Đâu là một trong những hình thức của văn bản quy phạm pháp luật:
a. Luật.
b. Quyết định.
c. Văn bản dưới luật.
d. Cả a và b.
10. Đâu là một trong những khách thể của quan hệ pháp luật dân sự?
a. Quyền sở hữu tài sản.
b. Cá nhân, pháp nhân.
c. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật dân sự.
d. Tất cả đáp án đều sai.
..................
Mời các bạn tải file word chi tiết để tham khảo các câu hỏi và đáp án
Trên đây Hoatieu đã giới thiệu đến bạn đọc Đề cương ôn tập môn Lý luận Nhà nước pháp luật có đáp án chuẩn nhất. Mời bạn đọc đón xem các bài viết khác tại mục Tài liệu của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì?
Thuyết trình về quy luật mâu thuẫn
Triết học ra đời trong điều kiện nào?
Vì sao sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử?
Triết học nghiên cứu thế giới như thế nào?
Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt?
Vì sao trong chủ nghĩa tư bản độc quyền cạnh tranh không bị thủ tiêu?
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Cách đăng ký cuộc thi học và làm theo Bác 2024
-
Gợi ý viết bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024
-
Liên hệ trách nhiệm bản thân về vấn đề dân tộc, tôn giáo?
-
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Đáp án thi "Tìm hiểu các văn bản pháp luật mới" tỉnh Nghệ An năm 2024
Đáp án thi Tìm hiểu chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn năm 2023 - Tuần 4
Mẫu chữ hoa sáng tạo ở tiểu học
Đâu là chủ đề của hành trình Tôi yêu tổ quốc tôi năm 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động?
Báo cáo đánh giá việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng chính phủ ban hành các Quy chế làm việc mẫu
Đáp án thi Tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động cấp thành phố năm 2024