Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2023 tỉnh Bình Định

Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2023” trên địa bàn tỉnh Bình Định do UBND tỉnh Bình Định phát động đến tất cả công dân Việt Nam và cá nhân hiện đang cư trú, sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin gửi đến các bạn đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2023 tỉnh Bình Định, giúp các bạn hoàn thành tốt phần thi của mình.

Lưu ý: Đáp án do Hoatieu tìm hiểu và biên tập, không phải đáp án chính thức của cuộc thi

Nội dung thi gồm các văn bản pháp luật mới có nội dung thiết thực với đời sống của Nhân dân, trong đó tập trung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và văn bản, hướng dẫn thi hành có liên quan. Cuộc thi đã tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng toàn dân, từ cán bộ công chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân, các báo cáo viên pháp luật, đoàn viên thanh niên đến tòan thể nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao ý thức tự giác tìm hiểu pháp luật, làm việc theo pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân.

1. Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2023 tỉnh Bình Định

- Thời gian thi: 15 ngày, từ 9/11 đến 23/11/2023.

- Hình thức thi trực tuyến tại địa chỉ https://thpltructuyen.binhdinh.gov.vn/

- Giải thưởng: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba, 10 giải khuyến khích và giải phụ.

2. Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2023 tỉnh Bình Định

Câu 1: Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là:

  1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
  2. Tất cả các cơ sở trên.
  3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  4. Địa chỉ tin cậy.

Câu 2: Theo quy định của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào không phải là nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định:

  1. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động.
  2. Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
  3. Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
  4. Nội dung, hình thức thỏa ước lao động tập thể.

Câu 3: Một trong những nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là?

  1. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền của tổ chức, cá nhân.
  3. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  4. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân.

Câu 4: Chọn đáp án điền vào chỗ trống: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định: Trường hợp thôn, tổ dân phố có từ ............ hộ gia đình trở lên hoặc có địa bàn dân cư sinh sống không tập trung thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư.

  1. 100.
  2. 200.
  3. 150.
  4. 250.

Câu 5: Điền từ còn thiếu trong câu sau: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô ............. trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú.

  1. Vừa.
  2. Nhỏ.
  3. Theo sức người có hành vi bạo lực gia đình.
  4. Lớn

Câu 6: Chọn đáp án điền vào chỗ trống: Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình là: ................. thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.

  1. Giáo dục.
  2. Nhắc nhở.
  3. Yêu cầu.
  4. Giáo dục, nhắc nhở.

Câu 7: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin:

  1. UBND cấp xã.
  2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
  3. Ban Công tác Mặt trận thôn.
  4. Ban Hành chính thôn, làng, khu phố.

Câu 8: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định hình thức nào sau đây không phải là hình thức lấy ý kiến Nhân dân:

  1. Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã.
  2. Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
  3. Thông qua loa truyền thanh ở cơ sở.
  4. Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân.

Câu 9: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng:

  1. Văn bản dưới hình thức nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư.
  2. Văn bản dưới hình thức Quyết định của UBND cấp xã.
  3. Giơ tay biểu quyết của người tham gia tại cuộc họp cộng đồng dân cư.
  4. Kết luận của Trưởng thôn tại cuộc họp cộng đồng dân cư.

Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất: Một trong những nguyên tắc của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là:

  1. Phòng ngừa là chính, lấy người gây bạo lực gia đình là chủ thể.
  2. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
  3. Phòng là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trọng tâm.
  4. Phòng là chính, lấy người gây bạo lực gia đình là chính.

Câu 11: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định trong thời hạn bao lâu thì người, cơ quan có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động:

  1. Định kỳ 06 tháng một lần.
  2. Định kỳ 09 tháng một lần.
  3. Định kỳ 03 tháng một lần.
  4. Định kỳ 01 năm một lần.

Câu 12: Nội dung nào không phải là trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình:

  1. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình.
  2. Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị.
  3. Được thực hiện quyền của người giám hộ đối với vụ việc bạo lực gia đình do mình thực hiện.
  4. Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.

Câu 13: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trên địa bàn cấp xã phải được thông báo trên hệ thống truyền thanh cấp xã (nếu có) ít nhất là:

  1. Ít nhất 05 ngày liên tục.
  2. Ít nhất 10 ngày liên tục.
  3. Ít nhất 07 ngày liên tục.
  4. Ít nhất 03 ngày liên tục.

Câu 14: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định khi thực hiện phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình thì:

  1. Mỗi hộ gia đình được phát 01 phiếu lấy ý kiến.
  2. Mỗi thành viên của hộ được phát 01 phiếu lấy ý kiến.
  3. Mỗi thành viên của hộ từ đủ 18 tuổi trở lên được phát 01 phiếu lấy ý kiến.
  4. Mỗi thành viên của hộ từ đủ 20 tuổi trở lên được phát 01 phiếu lấy ý kiến.

Câu 15: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thời gian lấy ý kiến Nhân dân là:

  1. ít nhất là 30 ngày kể từ ngày công khai nội dung lấy ý kiến.
  2. ít nhất là 40 ngày kể từ ngày công khai nội dung lấy ý kiến.
  3. Ít nhất là 20 ngày kể từ ngày công khai nội dung lấy ý kiến.
  4. Ít nhất là 10 ngày kể từ ngày công khai nội dung lấy ý kiến.

Câu 16: Nội dung nào không phải là nguyên tắc của việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình:

  1. Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải.
  2. Chủ động, kịp thời, kiên trì.
  3. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình.
  4. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thể thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.

Câu 17: Hình thức công khai thông tin theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm:

  1. Tất cả các hình thức trên.
  2. Gửi văn bản đến công dân.
  3. Niêm yết thông tin.
  4. Phát tin trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có).

Câu 18: Quyết định của cộng đồng dân cư phải có đầy đủ chữ ký của những chủ thể nào sau đây?

  1. Chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và đại diện của các hộ gia đình.
  2. Chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và đại diện lãnh đạo UBND xã.
  3. Chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và 02 đại diện của các hộ gia đình.
  4. Chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố.

Câu 19: Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do cơ quan nào trực tiếp chỉ đạo hoạt động?

  1. Đảng ủy cấp xã.
  2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
  3. Ủy ban nhân dân cấp xã.
  4. Hội đồng nhân dân cấp xã.

Câu 20: Hình thức nào sau đây không phải là hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị?

  1. Loa truyền thanh ở cơ sở.
  2. Thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị.
  3. Niêm yết thông tin.
  4. Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.

Câu 21: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định người có âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình có:

  1. Bổn phận cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình.
  2. Nghĩa vụ cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình.
  3. Quyền cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình.
  4. Trách nhiệm cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc bạo lực gia đình.

Câu 22: Mức phạt tiền đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình là:

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Câu 23: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định ý kiến đồng thuận với sáng kiến của công dân trong đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định có giá trị trong thời hạn bao lâu:

  1. 02 tháng kể từ ngày thể hiện ý kiến.
  2. 01 tháng kể từ ngày thể hiện ý kiến.
  3. 03 tháng kể từ ngày thể hiện ý kiến.
  4. 04 tháng kể từ ngày thể hiện ý kiến.

Câu 24: Chủ tịch UBND cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Tất cả các phương án trên.
  2. Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
  3. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.
  4. Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.

Câu 25: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định cơ sở là?

  1. Xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã.
  2. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
  3. Tất cả các phương án trên.
  4. Tổ chức có sử dụng lao động.

Câu 26: Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu lại:

  1. 5 ngày làm việc.
  2. 2 ngày làm việc.
  3. 3 ngày làm việc.
  4. 4 ngày làm việc.

Câu 27: Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình là:

  1. Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình.
  3. Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống bạo lực gia đình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 28: Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thông qua hình thức nào?

  1. Gọi điện, nhắn tin.
  2. Tất cả các hình thức trên.
  3. Trực tiếp báo tin.
  4. Gửi đơn, thư.

Câu 29: Địa chỉ nào không phải là địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình:

  1. Cơ quan công tác của người có hành vi bạo lực gia đình.
  2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
  3. Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
  4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

Câu 30: Điền từ còn thiếu trong câu sau: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Tổ chức hoạt động hỗ trợ .................., tạo việc làm hoặc hỗ trợ khác cho người bị bạo lực gia đình.

  1. Sinh kế.
  2. Kinh tế.
  3. Đời sống.
  4. Vay vốn.

Câu 31: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thời gian niêm yết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế hằng năm của cấp xã và kết quả thực hiện là:

  1. Ít nhất 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
  2. Ít nhất 20 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
  3. Ít nhất 40 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
  4. Ít nhất 10 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.

Câu 32: Nội dung nào không phải là biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình:

  1. Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình.
  2. Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.
  3. Cấm tiếp xúc.
  4. Báo cáo cơ quan nơi người có hành vi bạo lực gia đình công tác.

Câu 33: Chọn đáp án điền vào chỗ trống: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở là: Công dân, hộ gia đình ............... quan tâm đến công việc chung của cộng đồng dân cư.

  1. Chủ động.
  2. Có trách nhiệm.
  3. Thường xuyên.
  4. Tích cực.

Câu 34: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ khi thuộc trường hợp:

  1. Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua văn bản của cộng đồng dân cư theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
  3. Tất cả các trường hợp trên.
  4. Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội.

Câu 35: Chọn đáp án điền vào chỗ trống: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Nơi tạm lánh là địa điểm để bảo đảm .............. cho người bị bạo lực gia đình.

  1. Sức khỏe.
  2. An ninh.
  3. An toàn và sức khỏe.
  4. An Toàn.

Trên đây là Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2023 tỉnh Bình Định. Mời các bạn đón xem các thông tin hữu ích khác tại mục Tài liệu - Bài thu hoạch, bài dự thi nhé.

Đánh giá bài viết
1 2.252
0 Bình luận
Sắp xếp theo