Vì sao trong chủ nghĩa tư bản độc quyền cạnh tranh không bị thủ tiêu?

Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc giả đáp chi tiết cho câu hỏi Vì sao trong chủ nghĩa tư bản độc quyền cạnh tranh không bị thủ tiêu? Giải thích rõ mỗi quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Vì sao trong chủ nghĩa tư bản độc quyền cạnh tranh không bị thủ tiêu?

Câu hỏi: Vì sao trong chủ nghĩa tư bản độc quyền cạnh tranh không bị thủ tiêu?

  1. Các nhà tư bản trong tổ chức độc quyền chưa thỏa hiệp nhau
  2. Xã hội không thừa nhận các tổ chức độc quyền
  3. Vì cạnh tranh là quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa
  4. Cạnh tranh là một thông lệ trong chủ nghĩa tư bản

=> Đáp án đúng: C - Vì cạnh tranh là quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa.

Giải thích chi tiết:

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức cực đoan của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền mang các đặc điểm như sau:

+ Là sự tích tụ, tập trung sản xuất và tập trung tư bản với quy mô lớn với sự liên minh giữa các nhà tư bản để nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao- đó là các tổ chức độc quyền.

+ Là sự tích tụ và tập trung tư bản ngân hàng ra đời các tổ chức độc quyền ngân hàng. Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng hợp tác hình thành tập đoàn tư bản tài chính, có tiềm lực vốn và lực lượng sản xuất đủ mạnh, thao túng đời sống kinh tế-chính trị ở các nước.

+  Xuất khẩu tư bản là thủ đoạn để các nhà tư bản tài chính tiến hành khai thác sức lao động, tài nguyên thiên nhiên,... ở các nước chậm phát triển dưới hình thức đầu tư xây dựng nhà máy, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất hoặc cho vay.

+ Sự phân chia thị trường thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền. Khi lượng hàng hoá sản xuất tăng, nảy sinh nhu cầu thị trường và nguyên liệu ngoài nước; đồng thời việc đầu tư tư bản ở các nước chậm phát triển thu được lợi nhuận lớn hơn so với đầu tư trong nước nên giữa
các nhà tư bản tài chính diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giành thị trường thế giới, tạo nên những tổ chức độc quyền quốc tế. Đó là liên minh giữa các tổ chức độc quyền lớn của các nước để phân chia thị trường thế giới, độc chiếm nguồn nguyên liệu, quy định quy mô sản xuất, định ra giá cả độc quyền nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

+ Sự phân chia thế giới về lãnh thổ, thực chất là phân chia thế giới về kinh tế giữa các cường quốc tư bản. Biểu hiện ở việc các nước đế quốc xâm chiếm thuộc địa, độc chiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hoá và thiết lập căn cứ quân sự khống chế các nước khác.

- Khái niệm canhn tranh trong nền kinh tế được hiểu là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

=> Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản độc quyền cạnh tranh không bị thủ tiêu vì: Chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời với bản chất và các đặc điểm kể trên càng khiến cho cạnh tranh trong nền kinh tế diễn ra gay gắt, mạnh mẽ hơn. Lý do nằm ở hiển hiện của giá trị và những giá trị thặng dư, cùng với quy luật giá trị, và có một sự thật là quy luật giá trị thặng dư có quyền trọng, sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nền kinh tế. Quy luật giá trị thặng dư quyết định đến nền kinh tế sẽ vận hành như thế nào, phát triển đến bao nhiêu. Không thể phủ nhận quy luật giá trị thặng dư mang lại sức ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế. Mà cạnh tranh lại chính là giá trị căn bản liên quan đến quy luật giá trị, vì vậy cạnh tranh không dễ bị triệt tiêu.

Ví dụ 1: Sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền, giữa các tổ chức độc quyền với nhau.

Ví dụ về tập đoàn dầu lửa Standard Oil được thành lập bởi “Vua dầu lửa” Rockerfeller. Với sự độc quyền về công nghệ chế biến dầu thô, năm 1870, công ty dầu mỏ Standard Oil Company được thành lập và có khả năng cạnh tranh rất lớn. Để thống nhất và kiểm soát thị trường dầu mỏ, công ty Standard Oil Company đã kên kế hoạch thâu tóm từng phần thị trường, khiến các công ty nhỏ hơn bị phá sản hoặc phải sát nhập với Standard Oil Company.

Đến năm 1882, tất cả các công ty dầu mỏ mà Rockefeller nắm giữ được hợp nhất thành một tổ hợp công nghiệp dầu mỏ khổng lồ nhất trong lịch sử: Tập đoàn Standard Oil Trust với số vốn điều lệ 70 triệu USD. Ở bang nào của nước Mỹ thời điểm đó cũng có mặt "Standard Oil Trust" - công ty chế biến dầu mỏ gần như duy nhất, chiếm khoảng hơn 90% thị phần.

Năm 1911, khi Rockefeller không còn trực tiếp điều hành tập đoàn, Tòa án Hiến pháp Mỹ mới ra quyết định chia nhỏ Standard Oil thành 38 công ty độc lập. Môi
trường cạnh tranh thật sự lúc này mới được thiết lập lại trong thị trường dầu mỏ tại Mỹ.

Ví dụ 2: Tổ chức độc quyền và sự cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản hiện nay:

Hiện nay, các tổ chức độc quyền xuất hiện với hình thức mới là các Concern và Conglomerate.

+ Concern là tổ chức độc quyền đa ngành, bao gồm hàng trăm xí nghiệp với các ngành nghề khác nhau, được phân bố ở nhiều quốc gia. Với hình thức độc quyền đa ngành sẽ dễ dàng đối phó với luật chống độc quyền ở hầu hết các nước.

VD: Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được quản lý bởi chính phủ các quốc gia thành viên; chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế và tập trung việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của nước thành viên. Tuy nhiên, về cơ bản, WB và IMF đều là các tập đoàn tài chính tạo điều kiện cho các công tu xuyên quốc gia khác xâm nhập vào các nước và cho các quốc gia này vay vốn.

Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.553
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm