Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam là gì?
Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam là gì? Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử như thế nào? không phải ai cũng biết. Đối với một đất nước, dân tộc, việc đặt quốc hiệu, tên nước gắn liền với một thời kỳ lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là một trong những cách thức để khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập, chủ quyền của một quốc gia. Dưới đây, Hoatieu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc hình ảnh về Quốc hiệu Việt Nam.
1. Quốc hiệu là gì?
Hiểu đơn giản, quốc hiệu là tên gọi chính thức của một quốc gia có độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Quốc hiệu không chỉ có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc.
Đối với một dân tộc, việc đặt quốc hiệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc đặt quốc hiệu, tên nước sẽ gắn liền với một thời kỳ lịch sử hoặc một sự kiện lịch sử quan trọng nào đó của một dân tộc. Không một dân tộc nào trùng lặp quốc hiệu với nhau, tên nước, quốc hiệu như một đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, khẳng định nền độc lập của quốc gia đó, minh chứng đó là một đất nước có lãnh thổ, sông núi, cư dân, phong tục tập quán và nền chính trị, pháp luật riêng biệt.
2. Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam là gì?
Trong suốt chiều dài lịch sử 4000 năm dựng nước, giữ nước, Việt Nam ta đã trải qua nhiều lần đổi tên nước, mỗi lần thay đổi đều gắn với những sự kiện lịch sử đặc biệt lớn, đánh dấu sự sang trang mới của đất nước. Vậy quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam là gì? Quốc hiệu Việt Nam có từ báo giờ?
Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam là Văn Lang. Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc người Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc.
Do nhu cầu trị thủy, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hóa ngày càng gia tăng, các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau có xu hướng tập hợp và thống nhất lại. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang, tự xưng vua, mà sử cũ gọi là Hùng Vương, con cháu ông nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó.
Căn cứ vào các tài liệu sử học, có thể tạm xác định địa bàn nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta hiện nay cùng với một phần phía nam Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). Thời gian tồn tại của nước Văn Lang khoảng từ đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên (TCN) đến thế kỷ 3 trước Công nguyên.
3. Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời. Trong suốt chiều dài hơn 4000 năm dựng nước, giữ nước, mở mang bờ cõi, trải qua các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê..., ở mỗi giai đoạn lịch sử, nước ta lại có quốc hiệu khác nhau, như: Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Việt Nam... Cụ thể quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ như sau:
Triều đại, thời gian | Quốc hiệu qua các thời kỳ |
Vua Hùng (từ đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên (TCN) đến thế kỷ 3 trước Công nguyên) | Văn Lang |
An Dương Vương (Năm 221 trước Công nguyên - Năm 179 trước Công nguyên) | Âu Lạc |
Hai Bà Trưng (Năm 40 - năm 43) | Lĩnh Nam |
Lý Nam Đế (Mùa xuân năm 542 - năm 602) | Vạn Xuân |
Ngô Quyền (năm 938 - năm 968) | Vạn Xuân |
Đinh Tiên Hoàng (Năm 968 - Năm 979) | Đại Cồ Việt (nước Việt lớn) |
Tiền Lê (980-1009) | Đại Cồ Việt (nước Việt lớn) |
đầu thời Lý (1010-1053) | Đại Cồ Việt (nước Việt lớn) |
Từ thời nhà Lý đến hết thời nhà Trần (1054 - 1400) | Đại Việt |
Nhà Hồ (Tháng 3/1940 - tháng 4/1407) | Đại Ngu (“ngu” tiếng cổ có nghĩa là “sự yên vui”) |
Lê Lợi (bắt đầu từ năm 1428) | Đại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế) |
Thời Hậu Lê (1428-1787) và Thời Tây Sơn (1788-1801) | Đại Việt |
Thời nhà Nguyễn (1802 - 1838) | Việt Nam |
Cuối thời vua Minh Mạng (nhà Nguyễn) (1838 - 1945) | Đại Nam (hai tiếng “Việt Nam” vẫn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng cư dân, văn học, giao dịch dân sự...) |
Ngày 19/8/1945, khi Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toàn ách thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946. | Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Trong 30 năm tiếp theo, tuy đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, chia cắt, hai tiếng “Việt Nam” vẫn được sử dụng phổ biến từ Bắc đến Nam và trở thành thân thiết, thiêng liêng đối với mọi tầng lớp nhân dân | |
Bắt đầu từ ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa quốc hiệu Việt Nam trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế. | Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam) |
4. Ai là người đặt tên nước Việt Nam đầu tiên
Việt Nam là quốc hiệu của nước ta, dùng để phân biệt với các nước khác. Tuy nhiên, tên Việt Nam có từ khi nào? Vị vua nào đã đặt tên nước là Việt Nam. Mời bạn đọc theo dõi giải đáp như sau:
Theo quan niệm Việt Nam là tên gọi của sự kết hợp nòi giống và vị trí địa lý (Việt Nam – người Việt sinh sống ở phương nam); thể hiện niềm tự tôn, tinh thần độc lập, tự chủ và phủ nhận sự áp đặt, miệt thị của người Trung Quốc.
Sau khi Gia Long lên ngôi vua năm 1802, ngoài việc ổn định về mặt tổ chức của vương triều; Vua quan tâm hơn cả là đặt quốc hiệu đất nước để khẳng định sự chính thống của một triều đại mới.
Tháng 2 năm Giáp Tý 1804, vua Gia Long ban chiếu đặt quốc hiệu mới cho nước ta là Việt Nam.
=> Như vậy, Gia Long - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là người đầu tiên đặt tên nước Việt Nam.
5. Quốc hiệu nào được sử dụng lâu nhất lịch sử Việt Nam?
Đại Việt (1054 - 1400, 1428 - 1804) là quốc hiệu lâu dài nhất của Việt Nam với 724 năm, trải qua các triều đại phong kiến gồm:
- Nhà Hậu Lý
- Nhà Trần
- Nhà Hậu Lê
- Nhà Mạc
- Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn
- Nhà Tây Sơn
- Nhà Nguyễn những năm đầu
Trên đây là giải đáp của Hoatieu cho câu hỏi Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam là gì? Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Có thể bạn chưa biết? nhé.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công