Bạo lực học đường là gì? An ninh học đường là gì?

Bạo lực học đường là gì? An ninh học đường là gì? Bạo lực học đường từ lâu đã là vấn nạn chung của toàn xã hội, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, nhà trường và đặc biệt là các em học sinh ở lứa tuổi mới lớn. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề: bạo lực học đường, an ninh trong môi trường giáo dục và cách giải quyết khi xảy ra bạo hành học đường. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bạo lực học đường từ lâu đã là vấn nạn chung của toàn xã hội
Bạo lực học đường từ lâu đã là vấn nạn chung của toàn xã hội

1. Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những người chịu những trận đòn đó, bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai cũng sợ phải đến trường.

2. An ninh học đường là gì?

An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội.

Do đó có thể hiểu an ninh học đường là trạng thái bình yên trong không gian sinh hoạt của nhà trường, học sinh, sinh viên; không có các tệ nạn xã hội, không có những hành vi thô bạo, bất công,...

Các hoạt động trong môi trường học đường phải được diễn ra trật tự, đúng với điều lệ trường học, các học sinh hòa đồng, yêu quý và giúp đỡ lẫn nhau, kính trọng thầy cô; ngược lại thầy cô cũng phải tôn trọng học sinh và hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình.

3. Làm gì khi bị bạo hành học đường?

Thời gian gần đây, số vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng, trở thành tâm điểm nóng của dư luận, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đây là vấn đề nạn chung của toàn xã hội, vì thế cần có sự chung tay, giúp sức của nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, gia đình và các em học sinh để ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường trước khi nó xảy ra.

3.1. Làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường?

Bạo lực học đường gây tổn hại không chỉ về thể chất mà còn để lại nỗi ám ảnh về tinh thần cho những nạn nhân của hành vi đó
Bạo lực học đường gây tổn hại không chỉ về thể chất mà còn để lại nỗi ám ảnh về tinh thần cho những nạn nhân của hành vi đó

HoaTieu xin đưa ra một số gợi ý sau:

Trước hết, bạo lực học đường xảy khi học sinh, sinh viên với tuổi đời còn nhỏ nên chưa có nhiều kinh nghiệm sống và kỹ năng xử lý tình huống. Đồng thời, với sự bùng nổ của mạng xã hội, thông tin mà các em được tiếp cận hàng ngày rất đa chiều, và các em lại chưa có khả năng để phân biệt đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai, dễ xảy ra việc có những hành động tin tưởng, bắt chước làm theo hành vi sai trái.

Đôi khi chỉ vì một vài xích mích nhỏ, đối với trẻ vị thành niên đang ở độ tuổi dậy thì có tâm sinh lý rất nhạy cảm, cái tôi lại quá cao, thì đó lại là sự động chạm quá lớn đến lòng tự trọng. Khi đó, các em chưa biết bình tĩnh để xử lý tình huống, mà có sự đáp trả lại đối phương ngay lập tức bằng lời nói, hay hành động bạo lực thô lỗ, gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

-Trách nhiệm của nhà trường:

Nhà trường và gia đình cần chú trọng giáo dục, tuyên truyền về bạo lực học đường, để các em hiểu hành vi này là sai trái. Đồng thời tăng cường thêm các lớp bồi dưỡng về kỹ năng mềm, ứng xử xã hội, kiến thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên.

- Thứ hai là trách nhiệm của gia đình: Khi phát hiện ra con đang bị bạo lực học đường, không nên xem nhẹ, coi điều đó là chuyện thường của con trẻ hay dạy con im lặng và bỏ qua. Lúc này, phụ huynh cần tâm sự với con, để tìm hiểu chính xác điều gì đang diễn ra, từ đó đưa ra phương pháp giải quyết tiếp theo.

  • Cha mẹ nên tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ, để các con cảm thấy gia đình luôn đồng hành, thấu hiểu con cái, dạy con không cần phải hành động đáp trả như những gì các bạn đã làm với mình và cách xử lý trong tình huống đó.
  • Thông báo cho nhà trường biết đến sự việc bạo lực học đường để nhà trường xử lý, tác động từ phía bạn học có hành vi bạo lực chấm dứt hành động ngay lập tức.

- Thứ ba là trách nhiệm của giáo viên:

  • Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống. Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh trong lớp mình tham gia giảng dạy.
  • Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
  • Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
  • Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.

- Trách nhiệm của học sinh, sinh viên:

  • Tránh xa bạo lực và nói không với bạo lực.
  • Học cách kiềm chế cảm xúc.
  • Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.

Tuy nhiên, khi bạo hành học đường xảy ra, cần hành động như thế nào để xử lý sự việc? Mời bạn đọc tham khảo chi tiết phần dưới đây.

3.2. Học sinh cần làm gì khi bị bạo lực học đường?

- Nếu phát hiện bạo lực học đường biện pháp tốt nhất là cần báo ngay cho thầy cô giáo và ban lãnh đạo nhà trường để ngăn chặn sự việc đang xảy ra.

Trách nhiệm của thầy cô và nhà trường không chỉ là giáo dục về mặt kiến thức mà còn phải uốn nắn, chỉ bảo cho các em về mặt nhận thức xã hội, giúp các em hình thành nên nhân cách lương thiện, trở thành người công dân tốt.

Vì vậy, nếu có mâu thuẫn xảy ra, chính bản thân học sinh, gia đình phải có trách nhiệm với hậu quả gây ra nhưng không thể thiếu đi trách nhiệm của thầy cô, nhà trường.

- Nhà trường phải có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

- Cha mẹ phía học sinh bị bạo hành cũng cần lý trí, bình tĩnh để tìm hiểu chính xác sự việc xảy ra và xử lý theo đúng quy định của nhà trường và pháp luật.

4. Tình trạng bạo lực học đường xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi nào?

Bạo lực học đường vẫn luôn là chủ đề nóng, nguyên nhân mất an toàn học đường. Theo khảo sát và đánh giá thì bạo lực học đường sẽ diễn ra từ lớp 6 đến lớp 12, nghĩa là từ 11 tuổi đến 17 tuổi.

Thế hệ học sinh khi bước lên cấp 2 - cấp Trung học cơ sở là tình trạng bạo lực học đường sẽ diễn ra nhanh và rộng hơn. Độ tuổi này các em có những suy nghĩ tiêu cực và hành động theo cảm xúc khó kiểm soát, từ đó bộc phát thành những suy nghĩ, hành động, lời nói tiêu cực đến bạn khác. Độ tuổi này các em có tính hiếu thắng, chỉ vì đôi chút cãi vã hoặc cái nhìn mà thực hiện hành động đánh bạn bè.

Bạo lực học đường ở độ tuổi này diễn ra vô cùng đa dạng với nhiều hình thức như bạo lực thể chất (tát, đánh, đấm, bạt tai,...); bạo lực tinh thần (mắng, chửi, đe dọa, tung tin đồn, cô lập, sai vặt,...); bạo lực tình dục (nhắn tin khiêu gợi, sờ, hôn, hiếp dâm, sờ bộ phận sinh dục,...). Những hình thức bạo lực này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không có sự can thiệp xử lý của gia đình, nhà trường và cả cơ quan chức năng.

Bài viết đã trả lười cho câu hỏi Bạo lực học đường là gì? An ninh học đường là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.195
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm