Bài dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 THPT

Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” lần thứ nhất đã chính thức được phát động đến đông đảo các em học sinh trên toàn quốc từ ngày 1/3/2024. Sau đây là mẫu bài dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 THPT sẽ là những gợi ý bổ ích để các em có thêm ý tưởng làm bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024.

Bài dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

Nội dung bài viết do Hoatieu biên tập, vui lòng không sao chép. 

Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

1. Đề tài dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024

* Chủ đề 1: Phòng ngừa bạo lực học đường

- Viết về cảm xúc, nhận định bản thân trước hành vi bạo lực học đường gây mất trật tự trường học và sáng kiến, giải pháp, mô hình hay cách thức phòng chống bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường học an toàn thân thiện.

- Viết về 1 câu chuyện phòng ngừa bạo lực học đường, giữ gìn an ninh trật tự trường học mà em tâm đắc.

- Viết về cảm xúc của bản thân nếu em đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường từ đó đề xuất giải pháp, cách thức ngăn chặn bạo lực học đường.

- Viết về sáng kiến bản thân với nhà trường trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, trường học không bạo lực học đường.

* Chủ đề 2: Phòng ngừa lao động trẻ em

- Viết về những tác hại của lao động trẻ em và tầm quan trọng của giáo dục.

- Viết về 1 câu chuyện về một trường hợp trẻ em tham gia lao động được giúp đỡ quay lại trường học mà em tâm đắc.

- Viết về sáng kiến, giải pháp, cách thức phòng ngừa lao động trẻ em, hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em có nguy cơ và trẻ em phải lao động trái với quy định của pháp luật và vai trò của các bên liên quan (nhà trường, gia đình, cộng đồng, bản thân trẻ em).

2. Bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

Viết về cảm xúc của bản thân nếu em đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường từ đó đề xuất giải pháp, cách thức ngăn chặn bạo lực học đường

Bạo lực học đường. Một cụm từ chỉ vỏn vẹn 4 chữ những nó chứa đựng trong đó biết bao nỗi sợ hãi, tự ti, e dè, hoảng loạn cùng với những đau đớn về thể xác và tinh thần.

Nếu bạn chưa bao giờ trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực học đường thì tôi xin chúc mừng bạn vì bạn đã có những quãng thời gian thật hạnh phúc trên ghế nhà trường bên thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên, có lẽ tôi không được may mắn như vậy. Là một học sinh bình thường, gia cảnh cũng không có gì là khá giả, tôi luôn là tâm điểm bị đưa ra làm trò cười cho cả lớp. Tôi cũng không rõ việc làm cho tôi thật thảm hại, ê chề trước mặt bạn bè lại làm cho họ vui sướng và hả hê đến thế sao. Bố mất sớm, một mình mẹ nuôi tôi và em gái khôn lớn. Sự thiếu hụt và tình cảm gia đình cũng như về kinh tế khiến tôi tự ti và rụt rè hơn các bạn khác nhiều. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ được chà đạp lên cảm xúc của tôi. Giá như học đã bao dung, hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của gia đình tôi để mà mở rộng tấm lòng chan hòa với tôi như bao bạn bè khác có lẽ quãng đời học sinh cấp 2 của tôi đã không tệ đến thế. Giờ đây đã là một học sinh THPT, được gặp gỡ những người bạn mới và thầy cô giáo mới con người tôi như được tái sinh thêm một lần nữa. Quả thực đúng như M. Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Giờ đây, là một thành viên của lớp 12A8, vẫn là cô bé rụt rè nhút nhát khi xưa nhưng giữa vòng tay tình thương của thầy cô và bạn bè, tôi thấy mình như một con người mới, tràn đầy năng lượng và niềm vui sống.

Chỉ là những cách đối xử giữa con người với con người khác nhau mà chúng ta có thể thay đổi được cả một cuộc đời. Nếu vẫn là những lời nói tệ hại năm xưa, sự ghẻ lạnh của bạn bè không rõ bây giờ cuộc đời tôi sẽ đi về đâu hay vẫn mãi luẩn quẩn trong cái vòng xoáy không lối thoát của tệ nạn bạo lực học đường. Họ không đánh tôi, nhưng cái cách họ hành xử và đối xử với tôi khiến tôi sống mà không bằng chết.

Các bạn ạ! Bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là những xô xát, cãi cọ, chửi mắng nhau. Mà sự lạnh nhạt, cô lập cũng khiến người khác rơi vào bế tắc nghiêm trọng. Hãy luôn đặt mình vào tình thế của những bạn bị bắt nạt học đường thì bạn sẽ thấu hiểu. Tôi mong rằng xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta càng đẩy lùi được nạn bạo lực học đường đi xa. Chúng ta cần chung tay lên án, tuyên truyền những tác hại của tệ nạn bạo lực học đường để đâu đó trong sân trường không còn những tiếng khóc thầm, những uất ức nghẹn trong cổ mà chỉ còn là những niềm vui trọn vẹn khi ta được sống chung cùng một mái trường thân thương.

Viết về những tác hại của lao động trẻ em và tầm quan trọng của giáo dục

Lao động trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng đang tồn tại trên khắp thế giới, đặc biệt là trong các nền kinh tế phát triển và các quốc gia đang phát triển. Việc buộc trẻ em phải lao động không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và tinh thần của chúng, mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tương lai của xã hội.

Một số tác hại của lao động trẻ em ta có thể thấy như:

Ảnh hưởng đến sức khỏe: Lao động trẻ em thường phải làm việc trong môi trường nguy hiểm và không an toàn, gây ra các tai nạn lao động, bệnh tật và thương tích. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ em.

Cản trở quyền lợi và giáo dục: Lao động trẻ em thường không có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng và hoàn thiện bản thân, gây ra việc mất đi cơ hội phát triển cá nhân và sự nghiệp trong tương lai.

Tăng cường chuỗi nghèo đói: Lao động trẻ em thường chỉ nhận được mức lương thấp, thậm chí là không lương, từ các công việc mà họ làm. Điều này không chỉ góp phần vào chuỗi nghèo đói gia đình mà còn có thể lan rộng ra toàn bộ cộng đồng.

Gây ra sự phân biệt và thiệt thòi xã hội: Trẻ em lao động thường không có cơ hội phát triển kỹ năng và khả năng giống như các em không phải lao động. Điều này tạo ra sự phân biệt và thiệt thòi xã hội, gây ra sự bất công và không bình đẳng trong xã hội.

Tạo ra vấn đề trong lĩnh vực kinh tế: Mặc dù trên ngắn hạn, việc sử dụng lao động trẻ em có thể giảm chi phí sản xuất, nhưng trên dài hạn, nó có thể gây ra sự suy thoái kinh tế do giảm sức lao động chất lượng và sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường lao động.

Tầm quan trọng của giáo dục là không thể phủ nhận trong việc giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Giáo dục không chỉ cung cấp cho trẻ em kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự phát triển cá nhân mà còn mở ra cơ hội tương lai tốt hơn cho họ. Bằng cách đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận giáo dục chất lượng và hoàn thiện, chúng ta có thể giảm bớt nguy cơ lao động trẻ em và đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau. Đồng thời, giáo dục cũng giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về vấn đề lao động trẻ em và khuyến khích họ hành động để ngăn chặn và giải quyết tình trạng này.

Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Bài thu hoạch, dự thi liên quan.

Đánh giá bài viết
5 12.031
0 Bình luận
Sắp xếp theo