Cảm nhận về một cuốn sách đã truyền cảm hứng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước

Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 đã được rất nhiều tỉnh thành trên toàn quốc phát động nhằm nhằm khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ, khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, cộng đồng. Sau đây là gợi ý làm bài dự thi đại sứ văn hóa đọc năm 2024, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đề 1 Đại sứ văn hóa đọc 2024

Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 được tổ chức dành cho học sinh, sinh viên trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam đã chính thức được phát động. Các thí sinh làm bài dự thi đại sứ văn hóa đọc 2024 phải trả lời đầy đủ 2 câu hỏi được đặt ra trong Đề thi và phù hợp với các quy định được nêu tại thể lệ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024. Sau đây là chi tiết đề 1 Đại sứ văn hóa đọc 2024:

Đề 1 dành cho học sinh tiểu học, THCS

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Đề 1 dành cho học sinh THPT, sinh viên

Câu 1: Tác phẩm nào đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Chia sẻ về cuốn sách khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước hay

2. Chia sẻ về cuốn sách khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước hay

Chia sẻ về cuốn sách khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước hay

Chiến tranh Việt Nam luôn là đề tài khơi gợi nhiều nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ. “Chân trần, chí thép” của James G.Zumwalt là một cuốn sách như thế. Tác giả tái hiện lịch sử về cuộc chiến tranh Việt Nam trên thông tin của 200 cuộc phỏng vấn mà những câu chuyện trong nó đều gắn với một con người cụ thể. Đó có thể là câu chuyệncủa một cô văn công, có thể là một vị tướng, cũng có thể là một dân thường…Mỗi một câu chuyện lại đem đến cho tôi một cảm giác khác nhau. Có những câu chuyện nói về việc chữa trị thương binh thực sự đã khiến tôi nổi da gà vì sự thiếu thốn, về cách kể rất chân thực. Tôi như đang đứng đó, chứng kiến từng sự việc và cảm nhận nỗi đau.

Khác với những cuốn sách khác khi viết về chiến tranh nước nhà tôi từng đọc , đây là cuốn sách đầu tiên về chiến tranh được viết bởi 1 người ở bên kia chiến tuyến viết về chiến tranh Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. Vì thế, những trang sách của “Chân trần chí thép” vô cùng chân thực và sinh động, giống như những góc máy quay thật gần, thể hiện được nhiều góc độ sâu sắc của cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ này. Cả James, anh trai và cha đều đã từng tham chiến tại Việt Nam. Cha của ông-đô đốc chỉ huy trưởng hải quân Mỹ ở Việt Nam cũng chính là người ra lệnh rải chất diệt cỏ gây nên nỗi ám ảnh mang tên “Chất độc màu da cam” cho người dân Việt Nam ta. Anh trai của ông cũng trở thành nạn nhân, mắc bệnh ung thư và qua đời sau đó. Nỗi đau mất người thân đã tác động đến James và cha của ông theo hai cách hoàn toàn trái ngược nhau. Thực tế mệnh lệnh rải chất diệt cỏ được đưa ra bởi các nhà sản xuất chất này ở Mỹ đảm bảo nó không gây hại cho con người, vì vậy sau cái chết của người con trai thì vị tướng này đã tìm mọi cách buộc chính phủ Mỹ phải thừa nhận những ảnh hưởng của chất độc màu da cam, đồng thời bồi thường cho những cựu chiến binh bị nhiễm chất độc. Ông nỗ lực hàn gắn, xoa dịu nỗi đau chiến tranh ở hai bên chiến tuyến. Còn James không thể buông bỏ hận thù với những người đã cướp đi đồng đội, bạn bè và người anh trai ông vô cùng yêu mến. Ông vẫn luôn cho rằng người Việt phải chịu trách nhiệm với sự mất mát của ông. Năm 1994 khi cùng cha sang Việt Nam, những cuộc gặp gỡ đã giúp cho James có cái nhìn khác về người
Việt, cũng như về cuộc chiến người Mỹ đã thua vì thiếu một quyết tâm tương xứng.

“Chân trần, chí thép” đã cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức của một cựu quân nhân người Mỹ về chiến tranh Việt Nam cũng như thấy được sự tàn bạo, bất hợp lý của chiến tranh và đồng thời cũng nêu ra được vì sao có sự khác biệt về thống kê con số thương vong giữa hai bên.Chính vì vậy, ông viết cuốn sách này với động cơ "để sai lầm trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam không bao giờ xảy ra với các thế hệ người Mỹ trong tương lai", chứ không nhằm "đưa ra một phát ngôn chính trị".

Khi cầm cuốn sách trên tay, bản thân tôi đã thực sự bị thu hút bởi hình ảnh trên trang bìa . Đó chính là hình ảnh của người lính với khiếm khuyết trên thân thể. Người lính đã bị mất đi bàn tay của cánh tay bên phải, nhưng anh vẫn cúi người dùng hai cánh tay mình để khuân một “miếng sắt” hay miếng đá gì đấy. Không chỉ hình ảnh vô cùng sâu sắc, tựa sách cũng vô cùng ấn tượng.Chỉ với bốn chữ “chân trần chí thép” đã khắc họa rõ rệt sự tương phản giữa tình thế nước ta lúc bấy giờ với tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất.

Khi đọc và cảm nhận về những câu chuyện được James viết ra, có ba điều về cuốn sách này khiến tôi vô cùng tâm đắc.

Trước hết là nói về lí tưởng. Đọc cuốn sách giúp tôi hiểu ra rằng: những người lính ở hai bên chiến tuyến đều chiến đấu cho những lí tưởng của riêng mình và chúng ta đã giành chiến thắng vì lý tưởng của chúng ta mạnh mẽ hơn. Trong quá trình tìm hiểu về địa đạo Củ Chi, James đã có cơ hội gặp gỡ thiếu tướng Trần Hải Phụng-tư lệnh của quân địa đạo Củ Chi. James đã vô cùng bất ngờ khi tướng Phụng kể cho ông nghe về vụ ám sát chỉ huy trưởng lực lượng hải quân Mỹ tại Việt Nam chính là cha của ông. Kết thúc câu chuyện tướng Phụng bắt tay ông và gửi cha của ông lời xin lỗi bởi vì ông cũng chỉ đang thực hiện nhiệm vụ của một người lính mà thôi. Câu chuyện giúp tôi hiểu rằng những người lính trên chiến trường không chỉ chiến đấu vì lí tưởng của mình mà còn thấu hiểu những mất mát, đau thương của đối phương.

Điều thứ hai khiến tôi cảm thấy ngưỡng mộ vô cùng đó là sự sáng tạo của các bác sĩ quân y Việt Nam. Mỗi một người tác giả gặp đều mang đến cho ông một câu chuyện khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chung là nói về sự thiếu thốn. Không có một quân đoàn nào của người Việt đủ ăn. Tất cả mọi người vừa chiến đấu vừa phải lo từng bữa ăn bởi vì lương thực luôn trong tình trạng không đủ. Còn các bác sĩ quân y còn phải đối phó với những thiếu thốn trầm trọng hơn. Bạn hãy thử tưởng tượng xem, các bác sĩ sẽ làm gì khi không có ông nghe, không có chỉ y tế, không có thuốc giảm đau,...Thế nhưng họ đã giải quyết tất cả sự khó khăn đó bằng sự sáng tạo và trí tuệ của mình. Vậy nên nếu bạn chưa thể nghĩ ra họ làm gì thì hãy đọc sách đi nha.

Điều thứ ba khiến mình vừa thấy xúc động vừa thấy tự hào chính là sự vị tha của người Việt. Ngay trong lòng cuộc chiến, một người phụ nữ vừa mất chồng và con trai đã thắp nhang trên mộ của một phi công Mỹ với lời thì thầm: “ Cầu mong hương hồn chú sớm được trở về với gia đình bên Mỹ”. Nỗi đau chiến tranh không trừ bất kỳ một bên nào và bà một người phụ nữ vừa mất người thân đã thấu hiểu được điều đó. Sau tất cả, thì tác giả đã nhận ra một điều là mỗi một chính phủ đều có một cách thức khác nhau để thực hiện yêu cầu chính đáng của người dân nước mình. Và đối với người Việt đó là hoà bình. Vì hòa bình người Việt sẵn sàng đánh đổi tất cả, vì hoà bình người Việt sẵn sàng gác lại quá khứ hướng đến tương lai để giúp những người Mỹ tìm kiếm hài cốt của đồng đội trong khi những người thân của mình vẫn còn nằm lại đâu đó trên chiến trường chưa được tìm thấy.

Ấy thế mới biết, để có được “thời bình” nơi mà thỉnh thoảng ta vẫn than vãn cuộc sống vất vả, nhưng liệu nếu bạn hay tôi sinh ra vào hơn nửa thế kỉ trước, khi mà chỉ cần “sống sót” thôi đã quả là một may mắn lớn lao (sống sót ở đây không có nghĩa là lành lặn), liệu chúng ta có Anh Hùng, có Vĩ Đại, và Phi Thường được như thế. Qua cuốn sách, bản thân tôi không chỉ cảm nhận thêm nhiều điều về cuộc chiến tàn khốc mà nhân dân ta phải chịu đựng suốt nhiều năm, mà còn thêm một lần nhìn lại, trân trọng quá khứ hào hùng, đồng thời thấu hiểu chiến tranh theo một cách mới mẻ hơn. Nó cũng khiến tôi càng cảm phục tinh thần quả cảm, ý chí mạnh mẽ của những con người đã một phần làm nên lịch sử nước nhà. Và chúng ta là những đứa trẻ, là thế hệ trẻ cho dù lớn lên ở chiến tuyến nào đichăng nữa cũng có trách nhiệm xây dựng quê hương mình ngày càng tươi đẹp, phát triển hơn để xứng đáng với mồ hôi, xương máu của lớp cha anh đi trước mà chúng ta mới có được hoà bình, hạnh phúc ngày hôm nay.

Tôi thực sự cảm thấy bản thân may mắn khi được vô tình biết đến và được đọc cuốn sách này. Và cũng không quá khi nói rằng tác phẩm là một lời cảm phục của tác giả đối với nhân dân Việt Nam.

3. Cảm nhận về cuốn sách truyền cảm hứng, khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước

Sách là người thầy, người bạn vô cùng tận tâm cùng ta bồi đắp trên con đường tri thức hàng ngày. Mỗi ngày giở từng trang sách ra lại mở ra trong ta biết bao điều mới lạ. Sách đưa ta đến với những câu chuyện cảm động đầy tình người hay đến với những kiến thức khoa học kĩ thuật mới hoặc đơn giản là những điều ta chưa biết đến ở một vùng đất xa xôi. Và sách cũng đã khơi dậy trong ta tình yêu quê hương đất nước, khát vọng cống hiến và phát triển đất nước trong tương lai. Cuốn sách mà tôi muốn nói đến ở đây là Tuổi thơ dữ dội của nhà văn phùng Quán.

Cuốn sách đã viết về cuộc sống chiến đấu, những sự hi sinh của các anh chị thiếu niên trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát mới chỉ mười mấy tuổi của trung đoàn Trần Cao Vân.

Khi cầm cuốn sách trên tay và nhìn vào bìa của nó, em có cảm giác như sắp được đọc một cuốn sách viết về sự nghịch ngợm, tinh quái của trẻ nhỏ, về những trò đùa vui nhộn của chúng em. Nhưng không phải vậy, khi đọc những trang trong của sách, em đã được hoà mình vào trong một thế giới rất khác, một thế giới không yên bình, có nhiều khó khăn nhưng lại tràn đầy tinh thần chiến đấu, sự hi sinh, tình bạn, tình đồng đội, tình yêu nước… khiến em rất cảm động. Em cảm như mình đang được tham gia vào cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc, được là nhân vật Mừng, Lượm, Vịnh sưa, Quỳnh sơn ca để cùng nhau chiến đấu cho đất nước mình vậy.

Dù “Tuổi thơ dữ dội” có sự xuất hiện của nhiều nhân vật, tuy nhiên mỗi một nhân vật mà nhà văn Phùng Quán viết, đều để lại cho em những cảm xúc khác biệt. Mỗi một nhân vật đến với Vệ Quốc Đoàn với những hoàn cảnh khác nhau nhưng đều là đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Từ chỗ là những người vô tư, hồn nhiên rồi dần trở nên gan dạ, dũng cảm và sẵn sàng chiến đấu, cống hiến hết mình cho đất nước.

Cuốn sách có đoạn viết về cái chết của anh Vịnh sưa để lại cho em ấn tượng nhiều hơn cả. Anh đã hi sinh tính mạng của mình để làm cột mốc đánh dấu kho đạn địch ngay trong lần đầu tiên làm nhiệm vụ. Đáng thương thay, lúc anh ra đi, chẳng có manh áo quần nào trên người cả. Anh đã hi sinh anh dũng dưới ngọn súng của quân địch mà không hề kháng cự để chỉ điểm cho đồng đội bắn trúng. Hình ảnh đó đã khiến em không thôi xúc động và ám ảnh bởi chỉ mới mười mấy tuổi tôi mà anh Vịnh đã có thể dũng cảm đến thế, chẳng tiếc thân mình cho cuộc chiến tranh này. Giây phút anh Vịnh chìm trong biển lửa khói xám em chỉ ước đây chỉ là một giấc mơ, để khi tỉnh lại, anh Vịnh vẫn là thành viên của Vệ Quốc Đoàn. Ở cái tuổi ăn, tuổi học, đáng lẽ phải được vui vẻ, được yêu thương nhưng các anh đã phải tự trưởng thành để đối mặt với rất nhiều hiểm nguy. Sự đáng sợ, sự khốc liệt của chiến tranh được khắc hoạ càng rõ nét hơn. Từ đó, em thấy thêm yêu quý, trân trọng một xã hội hoà bình, tốt đẹp như em đang được sống.

Đến với nhân vật Lượm, em cảm nhận được sự bản lĩnh, kiên cường, tài giỏi, tối bụng của anh. Dường như tất cả các đức tính tốt đẹp được dồn vào hết vào nhân vật này. Anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là một chiến sĩ giỏi chẳng thua kém gì một người lính trưởng thành. Đáng quý hơn, anh đã truyền được lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của mình cho nhiều người khác để đưa họ đến với sự lương thiện, sống có lý tưởng. Ngay cả khi anh Lượm bị đồng đội của mình phản bội, bị chịu sự tra tấn, đe doạ dã man nhất nhưng anh cũng không hề gục ngã, không hề khuất phục. Chính vì vậy mà em cũng đã được anh Lượm truyền cho mình tình yêu đất nước, cảm thấy tự hào vì là một người Việt Nam đầy dũng cảm, được sống trong nền hoà bình mà cha ông, tổ tiên đã phải chịu đựng, hi sinh rất nhiều mới có được. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh anh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu, hay trong tranh của nhiều tác giả nổi tiếng sau này. Đến nay, Lượm vẫn luôn là cái tên đặc biệt, và ăn sâu vào nhận thức của các độc giả Việt Nam.

Không chỉ vậy, khiến em thương cảm hơn cả là nhân vật Mừng. Ở anh có sự ngay thơ của một đứa trẻ và sự dũng cảm, liều lĩnh của một người chiến sĩ. Tuy là người nhỏ con nhất đội nhưng không việc gì không dám làm. Đỉnh điểm câu chuyện về anh Mừng, chính là khi anh bị cả chiến khu nghi ngờ là Việt gian, bị xa lánh, bị ghét bỏ. Rồi phải chứng kiến sự ra đi đầy day dứt và đau đớn của mẹ vì mẹ nghĩ anh là Việt gian. Phải đến khi anh hi sinh dưới chân đài để giết sạch giặc và câu nói cuối cùng của anh được cất lên “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí” thì nỗi oan của anh mới được xoá bỏ. Một câu nói tưởng như ngây thơ ấy nhưng lại khiến em bật khóc nức nở vì thương và vì giận những ai đã không tin tưởng anh. Đã nhiều lần em ước mình được là một nhân vật trong đó để chạy đến ôm anh Mừng để động viên những lúc anh run rẩy vì sợ hãi. Sự hi sinh của Mừng như một vết thương lớn trong Vệ Quốc Đoàn và trong trái tim của người đọc. Đã để bài học về lòng tin, về chính nghĩa, về tình đoàn kết trong chiến đấu. Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta sau này cũng sẽ phải trải qua câu chuyện bị nghi ngờ như Mừng trong cuộc sống, nhưng điều quan trọng là phải hiểu mình, phải biết hành động đúng đắn để không xấu hổ với lòng, rồi cuối cùng sự thật sẽ được sáng tỏ.

Trước khi đọc tác phẩm, em đã từng ngáp dài ngáp ngắn trong những giờ học Lịch sử, vì luôn nghĩ rằng lịch sử là khô khan và nhàm chán. Nhưng thật may, “Tuổi thơ dữ dội” đã xua tan những suy nghĩ ngớ ngẩn ấy của em. Cuốn sách mang màu sách của chiến tranh, của khói lửa đạn bom, của sự hi sinh nhưng đã làm bật lên được tinh thần nhân đạo, đó là tình đồng đội, tình yêu nước, tinh thần chiến đấu, sự dũng cảm và cả tình cảm gia đình, … của những người chiến sĩ nhỏ tuổi. Em bắt đầu nghiêm túc hơn trong các tiết học Lịch sử, chú ý lắng nghe và hiểu được những giai đoạn lịch sử oai hùng của nước nhà. Càng lắng nghe lại cảng thêm tự hào và yêu mến biết bao đất nước mình.

“Tuổi thơ dữ dội” đã cho em hiểu thêm rất nhiều những khó khăn của cha ông ta trong việc giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc. Chính vì vậy, thế hệ hôm nay và chính em phải biến trân trọng những hi sinh đó, bằng cách học tập, rèn luyện đạo đức của mình. Không chỉ chiến tranh thì người trẻ mới cần dũng cảm, mới cần chiến đấu mà ngay trong thời bình, tinh thần ấy cũng cần được phát huy. Mỗi người nhỏ tuổi cần phải dũng cảm đấu tranh với bản thân mình, không được ham chơi quá mà bỏ bê chuyện học hành, phải chăm chỉ lắng nghe thầy cô giáo giảng bài và làm bài tập đầy đủ khi về nhà. Chúng em cũng cần dũng cảm đứng lên bảo vệ bạn bè khi thấy bạn bị kẻ xấu bắt nạt. Hay biết học cách tin tưởng bạn bè, không nói xấu, chia bè phái trong lớp học mà cần phải xây dựng lớp học đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng học tập, tiến bộ. Tuổi nhỏ, làm việc nhỏ, việc nhỏ của chúng em bây giờ là ăn và học, có học thì mới có tri thức, có tri thức thì mới tiến bộ thành tài. Khi ấy mới có thể đóng góp, xây dựng xã hội Việt Nam ta ngày một giàu đẹp hơn. Em ý thức được rằng, thế hệ chúng em là những mầm non tương lai của đất nước, nên càng phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để chuẩn bị cho mình tinh thần và trí tuệ tốt mà “làm chủ” nước nhà.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, cướp đi sinh mạng của nhiều người, ảnh hưởng đến đất nước như vừa qua, em cảm thấy đó cũng là một trận chiến đấu mà mỗi người dân Việt Nam phải là một chiến sĩ kiên cường thì mới có thể vượt qua. Trách nhiệm của chúng em là phải tuân thủ 5K khi ra ngoài và khi đến trường học, để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người xung quanh. Ngoài ra, phải có tinh thần học tự giác hơn bởi không được học trực tiếp ở trường, dưới sự đốc thúc của thầy cô nữa. Có như vậy thì mới vừa có sức khoẻ lại không bị thiếu hụt kiến thức, góp phần vững chắc vào công cuộc chiến đấu chống lại loại virus nguy hiểm này.

Ngoài ra, chúng em cần phải chăm chỉ đọc sách, như những cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”, sách của Nguyễn Nhật Ánh, “Kim Đồng”, … coi sách là những người bạn tri kỉ, để sách bồi dưỡng tâm hồn mình và cũng là cho mình cơ hội tìm đến những tri thức. Cần phải xây dựng cho bản thân tinh thần và thói quen đọc sách mỗi ngày thay vì dành thời gian cho các trò chơi điện tử trên điện thoại. Bởi em được dạy rằng “Người đọc sách chưa chắc đã thành công, nhưng người thành công chắc chắn đọc rất nhiều sách”.

4. Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng ngắn gọn

Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu của tác giả trẻ Rosie Nguyễn cũng là một cuốn sách thuộc thể loại self-help như vậy. Nhận không ít chỉ trích khen chê trái ngược, nhưng sự thật vẫn là sự thật, không ai có thể phủ nhận được những tinh hoa mà cuốn sách đem đến, nhưng những tinh hoa ấy chỉ dành cho những người hiểu chuyện.

Thời sinh viên có lẽ chúng ta đủ rảnh để đọc sách, à quên, đấy là thời điểm mà game online, trà sữa, dã ngoại, yêu đương cũng xuất hiện để “cạnh tranh”, cướp mất thời gian của chúng ta mất rồi. Thậm chí nếu không dính vào bất cứ một trong những thú vui trên, thì việc lướt facebook đọc báo, check in cũng kha khá tốn thời gian. Đấy là phần dành cho học sinh phổ thông. Còn đối với sinh viên mới ra trường, hay những nhân viên công sở đang chán công việc văn phòng, những kinh nghiệm khi chuyển mình, đổi việc, hoặc đơn giản là biến công việc thành đam mê, những kinh nghiệm quan điểm của Rosie có thể sẽ ít nhiều khiến bạn thấy hứng thú!Toát lên trong từng chương sách là kinh nghiệm của người đi trước. Rosie Nguyễn cũng đã từng trải qua thời học trò ngây thơ, thời đại học sinh viên với nhiều cung bậc cảm xúc, và sau đó là công việc tuổi trẻ văn phòng, những bước chân trên hành trình khám phá thế giới của một Ta ba lô…Vâng,tác giả đã từng làm nhiều công việc khác nhau để sống, từng đến nhiều nơi trên thế giới, khám phá nhiều miền đất mới để rồi rút ra những chiêm nghiệm quý giá: “Chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi sống với đam mê của mình”. Tuổi trẻ là cả một bầu trời rộng lớn, ở đó có ước mơ, hoài bão, tình yêu và cả nhiệt huyết tuổi thanh xuân. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn trẻ giữa vòng quay cuộc sống không xác định được mình thích gì và loay hoay không biết đi về đâu. Có lẽ mấy ví dụ thống kê cũng chẳng làm chúng ta quan tâm lắm đâu, ví dụ các nước phát triển thì người ta mỗi năm đọc mấy trăm cuốn, còn chúng ta thì chỉ đếm chưa hết đầu ngón tay.Nếu đọc hết cuốn sách, bạn có thêm nghị lực, niềm tin, nhìn thấy được những tương lai khác nhau của những hành động khác nhau.

Và để làm được điều đó, hãy trân trọng những cuốn sách bạn nhé, để sau tất cả, những cuốn sách dành cho người trẻ như Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu này, không đơn thuần chỉ có giá trị 70 nghìn đồng!

Bằng những câu câu chuyện hay, có thật mà tác giả chia sẻ các bạn trẻ sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tuổi trẻ của riêng mình. Từ đó rút ra những bài học quý giá. Đừng để tuổi trẻ của chúng ta qua đi trong tiếc nuối vì tuổi trẻ mỗi người chỉ một, hãy sống thật nhiệt huyết để quãng đời ấy mãi là quãng đời đẹp nhất.

5. Cảm nhận về cuốn sách truyền cảm hứng, khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước

Những tháng ngày của tuổi trẻ tưởng chừng dài và rộng lớn nhưng thực tế lại rất hữu hạn và ngắn ngủi. Học cách quý trọng tuổi trẻ ”.

Thời đại ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ thường chán nản, lạc lối trong cuộc sống mà không biết mình muốn gì, thích gì, đam mê gì. Đó cũng là thời đại mà người ta rất dễ rơi vào cái gọi là ‘khủng hoảng tuổi 20’. Cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” Chúng tôi đề xuất một cách chuẩn bị hiệu quả cho cuộc sống tương lai và tận dụng tốt thời gian của tuổi trẻ để sống một cuộc đời tươi sáng của tuổi trẻ.

Cuốn sách này được viết trên thực tế của một chàng trai trẻ phải đối mặt với vô số khủng hoảng và hành trình phát triển bản thân. Nhưng cuối cùng cô cũng đã bứt phá để tìm lại đam mê của mình và soi sáng cho con đường mình lựa chọn.

“Con gái của mẹ, con không cần phải trở thành một người phụ nữ tốt theo tiêu chuẩn của bất kỳ ai. [..] Chỉ cần bỏ học và đi bất cứ nơi nào bạn muốn. Bất chấp yêu cầu của xã hội đối với phụ nữ về việc kết hôn và sinh con, họ vẫn có thể độc thân trong suốt quãng đời còn lại. Tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ ai tốt. Tất cả những gì bạn cần làm là đối xử tốt với bản thân, lắng nghe tiếng nói bên trong mình và theo đuổi những lý do và mục tiêu mà bạn tin rằng bạn sinh ra để sống và sống cuộc đời mà bạn muốn. Trở thành người mà tôi muốn trở thành đã là một nỗ lực rất lớn. ”

Cuốn sách này không phải vì quá mới mà là tập hợp những lý thuyết và kinh nghiệm được đúc kết từ góc nhìn và cảm nhận của tác giả. Rosie Nguyễn muốn truyền lại những bài học kinh nghiệm từ gần 10 năm tuổi trẻ của mình cho thế hệ trẻ Việt Nam đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và mảnh đất quê hương. Tôi hứa với chính mình.

Điều toát lên từ mỗi chương sách là trải nghiệm tiên phong. Rosie Nguyễn cũng đã trải qua những giai đoạn của thời học sinh ngây ngô, những ngày tháng đại học đầy xúc động và sau đó là công việc của một thanh niên công sở, hành trình mà cô khám phá thế giới của “Tai”. Ba lô “. Tác giả nhắc lại nhiều lần trong cuốn sách rằng các bạn trẻ không nên lãng phí tuổi trẻ của mình cho những thú vui khác và nên quên đọc thêm sách mỗi ngày. Có thể chúng ta đã có nhiều thời gian để đọc khi còn đi học, nhưng điều này cũng nghĩa là chơi game online, trà sữa, dã ngoại hay yêu đương … Cũng là lúc chúng ta chiếm hết thời gian, lướt Facebook, đọc báo hay check in, dù bạn không thuộc sở thích nào ở trên, tốn thời gian và vì vậy: đọc một cuốn sách, cho sau này.

Rosie Nguyễn chắc cũng vậy, ở tuổi “ngoài 20” cô đã quay trở lại với sở thích đọc sách của mình. Để nuôi dưỡng tâm hồn bạn! Để thoát khỏi sự đơn điệu của cuộc sống và làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Những thú vui làm mất thời gian của chúng ta, khiến chúng ta kém sâu sắc hơn và chắc chắn rằng không ai quan tâm đến những người hời hợt.

Và đây là một suy tư khác về tác giả, chỉ là một suy tư về tiền thân. Nếu mục tiêu của bạn là xem bạn hướng tới điều gì để đạt được thành công trong tương lai, thì cơ hội duy nhất để bạn chiến thắng nhanh nhất là đọc sách và thay đổi bản thân… điều quan trọng là bạn sống thật. hay không?

Tất cả chúng tôi đều hy vọng như vậy!

“Bạn thân mến, nếu bạn đã từng nghĩ rằng mình đặc biệt và khác biệt, đừng đè nén suy nghĩ đó mà hãy tin vào lời mách bảo bên trong. Trân trọng sự khác biệt và phát triển niềm tin vào bản thân. Hãy lặng lẽ rèn luyện, tìm kiếm đam mê và đi theo con đường của riêng bạn. Rồi một ngày bạn sẽ thấy mình đang sống cuộc đời trong mơ của mình ”.

Hãy luôn tin rằng: bạn là một ngôi sao đang chờ được tỏa sáng

“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” Nó không chỉ thổi bùng những ước mơ, hoài bão trong người đọc mà còn tạo ra nguồn động lực thúc đẩy hành động trì hoãn tưởng chừng đã bị lãng quên. Mong rằng cuốn sách này sẽ đồng hành cùng các bạn trong quá trình trưởng thành và hoàn thiện bản thân để chúng ta không trở thành tuổi trẻ mà chúng ta hối tiếc trong tương lai.

6. Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc 2024

Nếu để chia sẻ với mọi người về một cuốn sách mà giúp em thay đổi được lối sống, tạo nên những lối sống tích, lành mạnh đó là cuốn sách Havard bốn rưỡi sáng - Xiu- Ying Wei. Đọc cuốn sách chúng ta thấy rằng thành công không phải đến thiên phú mà đó là sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực hết mình để có được. Chúng ta biết rằng Havard là nơi mà sản sinh ra rất nhiều người nổi tiếng và nơi đây cũng là ngôi trường mà rất nhiều người mong ước được theo học. Có rất nhiều thiên tài cũng đã được đi ra từ ngôi trường nổi tiếng này. Đọc cuốn sách không chỉ bạn mà nhiều người khác sẽ có cái nhìn khác, thay đổi tư duy của mỗi người. Nếu mà thời gian của chúng ta như nhau, tiếp nhận được những chương trình giáo dục như nhau vậy tại sao lại có người giỏi, người kém trong một lớp. Đó là vì bạn chưa nổi lực, chăm chỉ để vượt lên chính mình. Với mỗi chương sách lại mang đến cho chúng ta đến với những tu duy khác. Bạn có biết rằng người xuất sắc nhất đó là người nổ lực nhất hay không? Họ luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ, sự cố gắng của họ gấp bạn 2-3 lần. Cuốn sách cũng đưa chúng ta đến với lối sống là bạn không nên trì hoãn, mà hãy đứng lên bước đi, vì nếu hôm nay bạn không bước đi thì ngày mai sẽ phải chạy đuổi theo người khác. Vậy nên bạn hãy đi từng bước và không nên để chùn một bước nào cả. Bạn có thắc mắc mình cần làm gì để cải thiện thành tích học tập của mình không? Để thay đổi điều đó trước tiên bạn hãy thay đổi thái độ của mình với việc học. Không phải học cha mẹ, học cho người khác mà là học cho bản thân mình, tạo hứng thú cho việc học bạn sẽ thấy được kết quả khác ngay đó. Không phải ngẫu nhiên là tác giả lại để nhan đề là Havard bốn rưỡi sáng - bốn rưỡi sáng là thời gian khá sớm, lúc đó chắc nhiều người vẫn đang say giấc nồng. Nhưng nếu bạn không cố gắng thì mà bỏ rơi thời gian thì thời gian cũng đã bỏ qua bạn rồi đó. Người khác đã nổ lực, cố gắng trong khi lúc đó bạn lại dành để ngủ, để làm những việc vô bổ thì đó thật là có lỗi với thời gian. Và điều cuốn cùng mà cuốn sách mang đến cho ta đó là tránh làm sai thì trước khi làm gì cần phải suy xét, suy nghĩ sao cho thật kỹ càng. Chỉ cần một sự bồng bột sẽ để lại hậu quả mà bạn không thể nào ngờ tới được. Qua cuốn sách sẽ thấy đã khơi gợi sự nỗ lực, nhiệt huyết của mình đạt được ước mơ, mục tiêu của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
344 131.172
6 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngọc Diệp Bùi
    Ngọc Diệp Bùi

    ...


    Thích Phản hồi 12/04/22
    • Tiến Hữu
      Tiến Hữu

      Ko giòng đâu

      Thích Phản hồi 17/06/22
  • Tùng Thanh
    Tùng Thanh

    khó dữ zậy trời

    Thích Phản hồi 10/05/22
    • mạnh trinh
      mạnh trinh

      SoS

      Thích Phản hồi 18/05/22
      • Tiến Hữu
        Tiến Hữu

        Chắc là không giòng đâu

        Thích Phản hồi 17/06/22
        • Ngọc Bích
          Ngọc Bích

          Chắc là không giòn đâu

          Thích Phản hồi 19/06/22
          • Hoàng Thị Hạnh
            Hoàng Thị Hạnh

            Vãi khó ai nộp chưa

            Thích Phản hồi 19/06/22