Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc của sinh viên
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc dành cho sinh viên
- 1. Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc dành cho sinh viên
- 2. Gợi ý làm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2020 sinh viên
- Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị)
- Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
- Câu 3: Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc được tổ chức nhằm góp phần thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên. Sau đây là một số gợi ý làm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc cho sinh viên năm 2020, mời các bạn cùng tham khảo.
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 được tổ chức mở rộng hơn so với năm 2019. Đối tượng tham dự cuộc thi gồm: Học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, sinh viên đang theo học tại các trường đại học/học viện và các loại hình giáo dục khác.
1. Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc dành cho sinh viên
* Dành cho đối tượng sinh viên:
Thí sinh tham gia Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 có thể chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị).
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Đề 2
Câu 1: Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân.
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
2. Gợi ý làm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2020 sinh viên
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị)
Một lít nước mắt - Tác giả Kito Aya
Có những điều tưởng chừng giản dị trong cuộc sống con người, tuy nhiên mấy ai lại quan tâm, để ý đến. Có những ước mơ mới nhìn qua cảm thấy rất bình thường, nhưng có những người khao khát mãi cũng không với lấy được nó. Vì vậy, chúng ta hãy luôn trân trọng những điều bình dị nhất ngay xung quanh chúng ta và hãy làm những việc có thể làm khi ta còn sống. Cách nhìn cuộc sống của tôi đã thay đổi như thế từ khi tôi đọc cuốn sách này, tôi càng thêm trân trọng cuộc sống cũng như đồng cảm và yêu quý,nâng niu cuốn sách” bảo bối” của tôi, đấy là cuốn sách: "Một lít nước mắt”.
Cuốn sách “một lít nước mắt” quả là một câu chuyện cảm động, sâu lắng, dựa trên nhân vật có thật là cô bé Aya người Nhật Bản mắc phải căn bệnh nan y thoái hóa tiểu não khi mới vừa tròn mười lăm tuổi nhưng có một nghị lực phi thường. Nhan đề cuốn sách thật giàu hình ảnh và ý nghĩa nhưng phải chăng là một cách nói thậm xưng, nói quá. Không đâu, bởi khi đọc xong cuốn sách này, tôi lại nghĩ, một lít nước mắt thì vẫn chưa đủ, vẫn còn quá ít bởi lẽ câu chuyện này đã làm cảm động, rung cảm đến hàng triệu trái tim người đọc, khiến hàng triệu giọt nước mắt rơi, muôn đời chưa ráo. Cuốn sách được xuất bản dựa trên nhật kí của Aya với câu chuyện mười năm chống chọi với cái chết thật phi thường và ở tuổi hai mươi lăm, cái tuổi đẹp nhất đời người, cô đã gác bút nghìn thu, gác mọi ước mơ, hoài niệm, hi vọng về một tươi lai tốt đẹp.
Cô gái xinh đẹp ấy đã ra đi vì cơn bạo bệnh khi tuổi đời còn quá ngắn ngủi hai mươi lăm năm với những dự định cuộc sống còn nhiều dang dở. Và ước mơ lớn nhất của cô ngay lúc này đó là:” Liệu con có thể kết hôn được không?”. Cô luôn khao khát về tình yêu và hạnh phúc. Cô cần một hạnh phúc giống như bao người, thật sự rất cần… Ước mơ chưa thể thực hiện mà đã ra đi, một ước mơ, một niềm khát khao cháy bỏng làm nhức nhối tâm can người đọc.
"Con người ta ai cũng mang nặng những ưu phiền
Hễ nhớ về quá khứ là nước mắt tuôn rơi
Còn hiện thực quá phũ phàng và tàn nhẫn
Mơ ước nhỏ nhoi không cách nào thực hiện
Nghĩ đến tương lai lại sụt sùi nước mắt”.
Cuốn sách này chỉ có thể tái hiện được một phần nào đó nỗi đau của cô nhưng nó đã làm tôi xót xa khôn xiết. Khi bị bệnh, cô ăn uống khó khăn, tay chân không thể cử động như những người bình thường, tình yêu đến với cô rồi cũng xa cô khi biết cô bị bệnh, bạn bè ai cũng xa lánh vì sợ bị làm phiền, khi cận kề cái chết, mặt cô trở nên xấu xí, biến dạng. Nhưng nghị lực sống phi thường không để cô có thể gục ngã mà buộc cô phải tiếp tục sống. Bởi trong tận cùng của sự phũ phàng, tuyệt vọng, cô vẫn còn có cha mẹ yêu thương bằng cả tấm lòng, có cả Asou - một người bạn thân luôn bên cạnh cô, động viên, an ủi, khóc cùng cô những lúc khó khăn nhất. Cũng chính tình yêu thương đó đã tiếp thêm nghị lực để cô có thể tiếp tục sống thêm mười năm nữa.
Các bạn biết không, cách nhìn nhận cuộc sống của Aya rất khác biệt. Bên cạnh nghị lực phi thường, cô còn có cảm nhận khá sâu sắc về cuộc sống bên ngoài:” Mình muốn trở thành không khí”. Cô ấy ước ao mình có cuộc sống nhẹ nhàng êm dịu như bao người và muốn cho mọi người biết đến sự tồn tại của mình trên cuộc đời này. Có lẽ căn bệnh nghiệt ngã này đã khiến cho cô có cái nhìn sâu sắc hơn với thế giới, với những gì đang diễn ra xung quanh cô, tuy đơn sơ nhưng gần gũi, cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Và chính lúc này đây, cô đã cảm nhận được tình cảm gia đình dành cho mình, thiêng liêng và cao cả biết nhường nào. “Ở nơi đó, có lẽ tôi sẽ không còn nước mắt nữa”, ở thế giới hiện tại cô đã khóc thật nhiều nhưng tâm hồn vẫn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, cô ước mong thi đậu vào trường Đại học nổi tiếng ở Nhật Bản. Nhưng có lẽ mong ước ấy mãi mãi không thể thực hiện được, cô giờ đã đi đến một thế giới khác, một thế giới không còn nước mắt nữa. Trước khi chết, cô đã có một ước nguyện:” con muốn mình được nằm giữa một rừng hoa, ba..mẹ..đừng quên con nhé”. Đúng như vậy, vào cái ngày cô ra đi, tất cả mọi người biết được câu chuyện nhật kí của cô, đều xúc động, thương tiếc đến chia buồn. Trên tay mỗi người đều cầm một bó hoa tạo thành một rừng hoa xung quanh cô Aya đầy nghị lực phi thường. Đóa hoa hướng dương mà cô đã viết trong những năm tháng cuối đời:” Con biết cha mẹ luôn cầu mong một điều kì diệu sẽ đến với con.
Nhưng nếu điều kì diệu không xảy ra, mong cha mẹ cũng đừng đau buồn..” Và một câu nói mãi làm nghẹn ngào tâm hồn người đọc:” Tại sao lại là con chứ ?” Có ai đọc những dòng chữ này mà không đau lòng? Phải chăng tất cả là do số phận như Nguyễn Du từng nói:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt thì người phải theo
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ, tái hiện một câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn và nghị lực phi thường. Đọc “ Một lít nước mắt “ để ta thêm trân trọng từng giây, từng phút trong cuộc đời này. Cuộc sống của tôi diễn ra vẫn bình thường như bao ngày, tôi vẫn cảm nhận được ánh nắng mặt trời, cát, gió, không khí. Nhưng chỉ khác là từ khi tôi đọc cuốn sách ấy, tôi càng thêm trân trọng những điều giản dị ấy mà trước đây tôi chẳng để ý đến. Và tôi cảm ơn cuốn sách yêu dấu này đã giúp tôi nhận ra và thêm trân trọng những khoảnh khắc đẹp trong cuộc đời khi còn có thể.
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?
Vận động người thân trong gia đình làm thẻ thư viện mượn sách đọc trong thời gian nhàn rỗi.
Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.
Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.
Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.
Cùng các bạn thường xuyên đến nơi nhiều sách để mua hay mượn về đọc như đến thư viện trường, các nhà sách trên địa bàn.
Giúp cô thư viện trường hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, giữ gìn bảo quản sách và sắp xếp lại sách ở thư viện trường.
Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho các bạn.
Tạo ra những tủ sách tri thức bằng cách tận dụng những sách cũ, có thể cũ với người này nhưng lại mới với người khác để mọi người dễ dàng tiếp cận với nhiều loại sách hơn.
Câu 3: Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân
Chúng ta không giống nhau về khả năng tiếp thu kiến thức từ việc đọc sách, vì thế bạn làm ơn đừng ngạc nhiên nếu phương pháp đọc mà tôi sắp chia sẻ có thể sẽ không phù hợp với bạn. Nhưng bạn có thể tin rằng, phương pháp đọc này không phải chỉ là của “riêng” tôi. Rất nhiều sinh viên khác cũng có xu hướng đọc giống cách tôi đọc, và họ đều cho rằng “đọc theo kiểu đó” là một cách đọc có hiệu quả. Và tôi cũng mong rằng phương pháp đọc của tôi sẽ góp một phần công sức nho nhỏ cho hành trình đi tìm phương pháp đọc hiệu quả của bạn.
Bạn chỉ có thể bắt đầu khi bạn đã sẵn sàng
Để khởi đầu cho mọi cuốn sách, bất kể thể loại gì, bạn đều phải đặt mình trong trạng thái sẵn sàng đọc. Nghe thì có vẻ là hiển nhiên và đơn giản, nhưng thực tế, có rất nhiều bạn đã “trượt” ngay từ bước khởi đầu này.
Cơ chế của nguyên tắc này khá đơn giản. Tại một thời điểm nhất định, tâm trí của chúng ta chỉ có thể phân bố hữu hạn cho một số ít hành động cụ thể. Khi tâm trí của bạn chưa hoàn toàn tập trung cho việc đọc sách, nếu cứ cố gắng đọc thì sẽ chỉ càng làm cho hiệu quả của việc đọc sách đi xuống mà thôi. Điều này kéo theo một hệ quả tiêu cực, đó là nó có thể gây ra cho bạn cảm giác chán nản mỗi khi có bạn chuẩn bị có ý định đọc sách. Hơn nữa, nếu bạn cứ cố gắng đọc trong khi bạn chưa sẵn sàng cho việc đó, vô hình chung bạn đã biến việc đọc sách trở thành một công việc đầy tính gượng ép, gò bó và áp lực. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ “giết chết” ham muốn đọc sách của bạn, và lần sau có thể bạn sẽ không còn muốn cầm cuốn sách lên nữa.
Vì thế, nếu bạn chưa sẵn sàng cho việc đọc của mình, tâm trí bạn vẫn còn đang lảng vảng ở giai điệu của một bài hát bạn vừa mới nghe hay một tin nhắn trên Facebook mà bạn chưa kịp reply, thì hãy nghe lời khuyên của tôi: Đặt cuốn sách xuống ngay! Đây chưa phải là thời điểm thích hợp để bạn đọc sách đâu!
Sẵn sàng rồi đúng không? Bây giờ hãy bắt đầu nhìn cuốn sách một cách đầy “âu yếm” nào!
Khi tâm trí đã tĩnh, bạn thấy mình đang ngả lưng trên một chiếc ghế đệm êm, không gian xung quanh yên tĩnh, gió thổi vi vu nhẹ nhàng, thì đó chính là lúc bạn nên bắt đầu chuyển sang bước tiếp theo rồi đấy.
Khi bạn đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc đọc cuốn sách mà mình đang cầm trên tay rồi, điều tiếp theo cần phải làm chính là hãy kiểm soát cuốn sách ấy. Kiểm soát có nghĩa là bạn phải tìm cách nắm rõ được nội dung chủ đạo của cuốn sách trong một khoảng thời gian ngắn mà không cần phải lật quá nhiều trang.
Vậy làm thế nào để bạn có thể đọc kiểm soát được cuốn sách trong thời gian ngắn mà không cần lật quá nhiều trang?
Câu trả lời chính là: Hãy nhìn cuốn sách một cách thật “âu yếm”!
Đầu tiên, hãy nhìn bìa sách, đọc hết thông tin có trên bìa, và hãy nhớ là đọc cả hai bìa. Bìa cuốn sách thường chứa đựng khá nhiều thông tin tổng quan về cuốn sách, đặc biệt là bìa sau.
Tiếp theo, hãy mở phần lời mở đầu và lời giới thiệu sách nếu có, đọc hết nó. Mục đích chính vẫn là đi tìm thông tin tổng quan của cuốn sách.
Tiếp theo, hãy đọc mục lục. Riêng mục lục tôi khuyên bạn nên đọc thật cẩn thận và đầy đủ, bởi nó chính là bộ xương của toàn bộ cuốn sách bạn đang cầm trên tay.
Tiếp theo, hãy đọc trang đầu của Chương 1, nhằm kiểm tra thử độ hứng thú ban đầu.
Cuối cùng, hãy mở một trang ngẫu nhiên ở khoảng tầm giữa của cuốn sách, đọc lướt nó. Thông thường, các chương ở giữa sẽ chứa những điểm nhấn và cao trào của cuốn sách.
Như vậy, chỉ cần đọc chưa đến 10 trang nhưng chúng ta đã có thể kiểm soát sơ bộ được nội dung của cuốn sách rồi. Vậy tại sao chúng ta lại cần phải đọc kiểm soát?
Bởi vì, dù cho bạn đang ngả lưng trên một chiếc ghế êm ái, không gian tĩnh mịch, nhiệt độ dễ chịu, tâm trí tĩnh lặng, bạn vẫn hoàn toàn có thể đặt ngay cuốn sách đó xuống và thốt lên một câu: “Cuốn này không hợp rồi!”. Lời khuyên tôi đưa ra là, tốt hơn hết bạn không nên đọc bất kỳ một cuốn sách mà nội dung chủ đạo của nó ngay từ đầu đã không phù hợp với những gì mà bạn kỳ vọng. Bạn không nên tốn thời gian cho một cuốn sách mà có lẽ, nó chả phù hợp với bạn một chút nào.
Nhưng nếu nó phù hợp thì sao?
Đơn giản, đọc tiếp thôi!
Kiểm soát đọc ở mức độ chặt chẽ hơn
Sau khi kiểm soát sơ bộ nội dung cuốn sách, ít nhiều bạn đã có thể phân loại được cuốn sách ấy thuộc thể loại nào, ví dụ như tiểu thuyết trinh thám, sử thi, kinh tế học, self – help,…. Đôi khi một cuốn sách có sự lai tạp giữa nhiều thể loại, ví dụ Để hiệu quả trong công việc của Brian Tracy vừa có thể xếp vào thể loại sách kinh tế, vừa có thể xếp vào sách self – help, nhưng đó không phải là vấn đề lớn. Quan trọng nhất chính là việc bạn phải biết được cuốn sách mình đang đọc thuộc thể loại nào.
Tiếp theo, bạn cần phải nhìn rõ được sự thống nhất về nội dung của cuốn sách. Mỗi cuốn sách là một tác phẩm nghệ thuật của tác giả, vì thế nó cũng có tính chỉnh thể, tính thống nhất. Bạn hãy mở lại mục lục một lần nữa, nhưng lần này không phải chỉ để ngắm “bộ xương” của cuốn sách. Bạn cần thấy được cách mà “bộ xương” này sẽ định hướng “sự vận động” của nội dung toàn cuốn sách, hay nói cách khác, đó chính là khi bạn đang tìm cách nắm bắt mạch viết của tác giả. Khi biết được mạch kể chuyện của tác giả, bạn sẽ định hướng được cách đọc của mình.
Không chỉ dừng lại ở đó, bạn cần phải khai thác thêm một điều nữa ở mục lục cuốn sách. Bạn cần biết cách “đặt trọng số” cho các chương, các phần trong cuốn sách, từ đó thấy được phần nào là phần chính của cuốn sách, cách sắp xếp các phần theo thứ tự quan trọng như thế nào. Dung lượng chương sẽ thể hiện một phần trọng số của chương đó. Về cơ bản, những chương có dung lượng trang lớn hơn so với những chương khác thì sẽ chứa các thông tin chính hoặc cao trào của cuốn sách, bởi đó là mục mà tác giả phải đầu tư rất nhiều con chữ để phân tích.
Khi đã kiểm soát được toàn bộ cuốn sách, điều bạn cần làm tiếp theo chính là hãy phiêu cùng dòng chảy của tác giả thôi!
Đọc “ngấu nghiến nghiền ngẫm”: Đọc hiểu thực sự
Có rất nhiều kỹ thuật dạy bạn cách đọc “ngấu nghiến nghiền ngẫm” một cuốn sách, nhưng tất cả kỹ thuật đó đều được xây dựng dựa trên một nền tảng chung, đó chính là sự tập trung và nỗ lực thực sự của bạn. Như tôi đã nói, bạn nỗ lực càng nhiều thì hiệu quả đọc sẽ càng cao.
Như vậy, lời khuyên của tôi cho bạn ở bước này là: Khi bạn đã “trót yêu” một cuốn sách rồi, hãy là một “người tình” có trách nhiệm. Bạn đã kiểm soát toàn bộ nội dung cuốn sách và nhận thấy tính phù hợp của nó với bản thân mình rồi, bạn thích mạch phân tích mà tác giả trình bày, như vậy chẳng có lý do gì mà bạn không bắt đầu đọc hiểu thực sự cuốn sách đó cả. Đó không chỉ đơn thuần là một nỗ lực đọc từ trang 1 tới trang cuối, đó là quá trình bạn đang “tự học”. Bạn sẽ thu nạp được rất nhiều thông tin cho kho kiến thức của mình khi nghiền ngẫm một cuốn sách phù hợp với bản thân.
Dưới đây là hai lưu ý mà tôi rút ra được khi đọc hiểu một cuốn sách:
Hiểu từ và thuật ngữ. Bạn cần phải hiểu được chính xác ngữ nghĩa của các từ và thuật ngữ mà cuốn sách trình bày, nếu không, đọc sách sẽ trở thành một công việc “nguy hại” với tư duy của bạn, bởi nó sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái “mông lung thuật ngữ”.
Tìm từ khóa và câu khóa. Không phải từ nào hay câu nào trong cuốn sách cũng đều có vai trò quan trọng như nhau cả. Nếu tìm được từ khóa của mỗi câu hay câu khóa của mỗi đoạn, bạn nên dùng bút dấu và đánh dấu nó. Điều này sẽ rất thuận tiện cho quá trình đọc lại của bạn sau này.
Khi hiểu được từ và thuật ngữ, biết được từ khóa và câu khóa, chắc chắn bạn sẽ hiểu được những nhận định chủ đạo mà tác giả gửi gắm thông qua cuốn sách. Đó chính là thứ mà tất cả độc giả đều muốn hướng tới đối với mọi quyển sách. Khi đó, bạn sẽ quyết định mình có muốn thấm nhuần tư tưởng của tác giả không, hay sẽ bài trừ nó đi. Minh chứng cho điều này cực kỳ rõ ở các dòng sách self – help.
Để đưa ra quyết định có ủng hộ suy nghĩ của tác giả hay không, bạn cần nhìn nhận một cách khách quan và trên góc nhìn rộng. Đây không phải là một điều dễ dàng, nhưng bạn có thể tham khảo lời khuyên của Tiến sĩ Mortimer J. Adler (Giảng viên Trường Đại học Columbia – Mỹ, tác giả của cuốn sách Phương pháp đọc sách hiệu quả):
Hãy xác định lập luận của tác giả bằng cách tìm ra chúng hoặc xây dựng lập luận từ các chuỗi câu. Đây chính là mục đích của việc đánh dấu câu khóa và từ khóa.
Xác định các vấn đề mà tác giả đã giải quyết và chưa giải quyết trong cuốn sách. Đối với những vấn đề chưa giải quyết được, tìm hiểu xem tác giả có nhận thức và thừa nhận thất bại của mình hay không.
Đó là một vài lưu ý tôi đúc rút ra từ quá trình đọc hiểu của mình. Đây không phải là một kỹ thuật đọc quá mới mẻ. Nó cũng không phải là kỹ thuật độc nhất, nhưng nó sẽ hiệu quả đối với rất nhiều người, bởi cách mà kỹ thuật này tiếp xúc với độc giả đều dựa trên những cơ sở tâm lý hoàn toàn rõ ràng.
Kỹ thuật quan trọng nhưng không quan trọng bằng nỗ lực
Tôi vẫn muốn nhắc lại một lần nữa điều này:
Bạn nỗ lực càng nhiều thì hiệu quả đọc sẽ càng cao.
Kỹ thuật đọc rất quan trọng, bởi nó sẽ định hướng cho bạn một con đường đi tìm tri thức trong cuốn sách sao cho phù hợp nhất. Nhưng nó vẫn không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc bạn đọc sách có hiệu quả hay không.
Vì kỹ thuật đọc, xét cho cùng, cũng chỉ là một phương tiện, một công cụ mà thôi. Vấn đề chính nằm ở người điều khiển phương tiện và công cụ ấy, chính là bạn – một độc giả. “Phương tiện” có hiện đại đến mấy, “công cụ” có tối tân nhất đi chăng nữa, nhưng nếu người sử dụng chúng không có quyết tâm và nỗ lực thì chúng cũng sẽ không khác gì những “cỗ máy gỉ sét nằm im trong góc nhà”. Bởi vậy, yếu tố con người vẫn luôn là thứ cần được quan tâm nhất. Không sai khi con người chính là trung tâm của vũ trụ, là hạt nhân của mọi sự vận động.
Nhiều bạn sinh viên vẫn còn quan niệm rằng đọc sách là một hoạt động gò bó và áp lực. Các bạn ấy không hề sai! Nhưng sẽ rất đáng tiếc cho bạn ấy vì bạn đã vô tình bỏ qua một kho tàng tri thức của nhân loại. Để vượt qua được những cảm xúc tiêu cực như áp lực, gượng ép, lời khuyên tôi đưa ra cho bạn chính là hãy kiên trì và nỗ lực. Hãy mở rộng tư duy ra và đón nhận việc đọc sách. Hãy tin rằng đọc sách là một công việc giúp bạn tìm được cảm hứng rất hữu hiệu. Như vậy, bạn sẽ khống chế được những cám dỗ mà các yếu tố ngoại cảnh gây ra đối với việc đọc của bản thân mình.
Tất cả là ở bạn! Bạn nỗ lực càng nhiều thì hiệu quả đọc sẽ càng cao.
Tôi muốn nói gì thông qua bài viết này?
Decartes từng nói: “Đọc sách là được trò chuyện với những người thành đạt nhất của các thế kỷ đã qua”. Không ai có thể phủ nhận được lợi ích của việc đọc sách, nhưng đọc làm sao cho đúng, đọc thế nào cho hiệu quả, thì bạn cần phải có phương pháp. Phương pháp đọc như một “cái bản đồ”, nó sẽ vẽ ra cho bạn hành trình đi thu nhận tri thức từ các cuốn sách. Bạn cần tìm cho mình một phương pháp đọc phù hợp với bản thân, nếu không, bạn sẽ rất nhanh chán việc đọc sách.
Phương pháp đọc mà tôi chia sẻ thông qua bài viết này đã được rất nhiều bạn sinh viên áp dụng. Và dĩ nhiên, nó không phải là phương pháp đọc hiệu quả duy nhất. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ hi vọng rằng, những chia sẻ của tôi sẽ giúp các bạn một phần nhỏ trong “hành trình phiêu lưu” của bạn với cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án cuộc thi 90 năm Đảng bộ Thanh Hoá Tuần 13
Kế hoạch tổ chức cuộc thi báo tường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2024
(Mới nhất) Đại sứ văn hóa đọc 2024 mẫu
Thể lệ cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9
Cuộc thi Hà Nội trong em 2024
Đáp án VCNET tuần 16 tìm hiểu 90 năm truyền thống ngành Tuyên giáo 2020
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử 90 năm Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Thể lệ cuộc thi “Viết và cảm nhận về sách” năm 2020
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu 'Biên cương Tổ quốc tôi'
Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều nhau, đèn chiếu sáng phải sử dụng như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Cách tổ chức đại hội chi Đoàn 2024
Hướng dẫn đăng ký và vào thi "Cuộc thi Tự hào Việt Nam" năm 2019
Những câu đố bằng thơ cho học sinh tiểu học hay nhất
Đáp án thi xây thành phố MoMo