Các trò chơi làm quen đầu năm học 2024-2025
Trò chơi tập thể cho học sinh tiểu học 2024
Các trò chơi làm quen đầu năm học này sẽ giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi làm quen với các bạn mới trong những ngày đầu năm học.
Những ngày đầu đi học luôn là khoảng thời gian khó khăn đối với các em học sinh sau 3 tháng nghỉ hè hoặc những học sinh mới đến lớp lần đầu. Với các trò chơi tập thể vui nhộn trong lớp này sẽ giúp các em mau chóng hòa nhập cùng bạn bè và thầy cô.
1. Các trò chơi làm quen cho học sinh
Việc đến một môi trường mới hay gặp lại nhiều bạn bè, thầy cô sau khoảng thời gian nghỉ hè khá dài phần nào có thể khiến cho các em cảm thấy ngại ngùng, lúng túng. Các trò chơi làm quen cho học sinh, hay trò chơi tại buổi gặp mặt đầu tiên với học sinh, các trò chơi phá băng đầu giờ, trò chơi khởi động đầu tiết học sẽ giúp các em phá băng, tạo tinh thần thoải mái, giúp giáo viên bắt đầu một tiết với sự đón nhận, cởi mở của các em, tạo sự hứng khởi, mong muốn học tập cho học sinh.
1. Game giới thiệu tên
Điều kiên, số lượng người chơi:
Trong một nhóm nhỏ khoảng 10 người ,thích hợp với nhóm chưa biết nhau.
Luật chơi:
Ngồi thành vòng tròn .Vòng giới thiệu thông tin cá nhân sẽ bắt đầu từ một thành viên trong nhóm . Thành viên thứ 2 sẽ phải nhắc lại tên của người trước đó và giới thiệu về mình .Các mems tiếp theo sẽ phải nhắc lại tên của tất cả những người đã giới thiệu trước đó và giới thiệu tên của mình. Ai không nhớ tên các mems trước đó sẽ thua cuộc.
Mẹo: Kích thích một chút trước khi vào game để tăng tính sôi nổi .Trong lúc chơi có thể ra luật chơi khi một ai đó giới thiệu tên xong tất cả mems khác sẽ vẫy tay và nói "Hello" hoặc "Hi".....-> sáng tạo thêm.
Hình phạt: Chú voi con: Xếp thành 1 vòng tròn. Một tay đưa lên cầm tay của người ở trước, một tay đưa qua háng cầm tay người đằng sau. Nối cả hàng với nhau rồi vừa di chuyển vừa hát bài "chú voi con ở bản Đôn".
2. Gọi tên
Nhóm nhỏ dưới 15 người . Thích hợp với những buổi đầu trong lớp.
Luật chơi: Thành viên ngồi thành vòng tròn. Người đầu tiên sẽ gọi một cái tên bất kì. Hai người ngồi bên cạnh của người được gọi tên phải hô "CÓ". Ai làm sai sẽ bị thua.
Mẹo: Nên có thêm phần ôn lại tên của tất cả các thành viên trước khi chơi .Có thể có thêm luật chơi ai nói sai 2 lần sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Hình phạt: Đọc thư : Với mỗi dấu! sẽ có những hành động tương ứng .Người quản trò sẽ đọc một lá thư .Khi người quản trò đọc đến dấu nào thì người chơi phải làm hành động tương ứng VD: dấu chấm :nhún chân ; dấu hỏi thì nhún chân rồi đánh mông từ sau về trước . Dấu chấm cảm thì nhún chân và đánh mông ra sau . Ví dụ cho lá thư : " Anh à ...Em nhớ anh nhiều lắm !!! anh có nhớ em không ??? Em thì ... vẫn luôn nhớ đến anh ! ..."
3. Gọi tên nhanh
Điều kiện:
Thích hợp trong những buổi đầu của nhóm. Số lượng dưới 15 người. Ngồi thành vòng tròn nhỏ.
Luật chơi: Một người sẽ bắt đầu trò chơi bằng cách gọi tên một người khác trong nhóm .Người được gọi tên tiếp tục gọi thật nhanh tên một người khác trong nhóm. Hai người ngồi kế bên người bị gọi tên sẽ thật nhanh bịt miệng người bị gọi tên lại để người đó không kịp nói .Người nào không kịp nói trước khi bị bịt miệng sẽ trở thành người thua cuộc.
Mẹo: kích động ,thúc giục để không khí trở nên gay cấn hơn. Qua trò chơi này các thành viên trong nhóm sẽ có khá nhiều ấn tượng với các thành viên khác.
Hình phạt: Người quản trò nói tên của các loài vật. Và những người thua cuộc sẽ phải dùng hành động để miêu tả sao cho giống con vật đó nhất .Người đạt sẽ được khán giả cho phép dừng hình phạt (Có thể dùng các chữ cái để thay cho con vật -hành động để tạo diễn tả chữ cái).
4. Tôi bảo
Mục đích: tạo không khí vui tươi
Số lượng: không hạn chế
Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
Thời gian: 2 -> 3 phút
Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi:
Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt
2. Trò chơi cho buổi gặp mặt đầu tiên với Học sinh
Các trò chơi làm quen bạn mới, trò chơi giới thiệu bản thân trong buổi gặp mặt đầu tiên của năm học mới không chỉ giúp các em nhanh chóng làm quen, nhớ tên bạn bè mà còn tạo không khí tích cực, vui tươi, phấn khởi cho cả cô và trò.
1. Trò chơi Hãy làm theo tôi nói
- Nhạc: sử dụng âm nhạc vui nhộn, khuấy động không khí lớp học.
- Cách tổ chức: chọn 1 HS làm quản trò. 2 HS làm thư kí, theo dõi.
+ GV phổ biến luật chơi:
Hành động và lời nói đúng với quy ước:
Lời nói | Hành động |
P/s | Động tác đánh răng |
Omo | Động tác giặt quần áo |
Head and shoulder (hoặc sunsilk…) | Động tác gội đầu |
Hazerlin (hoặc Pond) | Động tác rửa mặt |
+ Quản trò điều hành: quản trò nói và hành động, sao cho hành động và lời nói không đúng với quy ước ban đầu.
+ Người chơi: Hành động và lời nói đúng với quy ước.
HS làm sai, thua - loại dần, tìm người chiến thắng.
2. Trò chơi Ai nhanh hơn
-Nhạc vui nhộn.
- Luật chơi: trong thời gian 3p, HS di chuyển, tìm kiếm thông tin của các bạn trong lớp theo yêu cầu: họ tên đầy đủ, địa chỉ nhà (xóm/ thôn- xã), sở thích.
- Cách thức:
+ GV phát giấy nhớ.
+ HS: Đi tìm hiểu thông tin của bạn bất kỳ, ghi vào giấy.
- Sau 3 phút: HS tìm được thông tin của nhiều bạn nhất - đọc, bạn được đọc tên đứng lên, xác minh đúng - thắng cuộc.
3. Trò chơi nặn tượng
Giáo viên chia học sinh theo cặp, mà mỗi học sinh sẽ đóng vai Nhà điêu khắc và Bức tượng. Nhà điêu khắc sẽ uốn nắn cơ thể của Bức tượng thành một tư thế mới theo chủ đề mà giáo viên đặt ra. Ví dụ cho các chủ đề:
- Bữa tiệc
- Thể thao
- Tức giận/ Hào hứng
- Động vật
4. Biệt danh của tôi
Học sinh ngồi thành vòng tròn và tự giới thiệu bản thân chúng bằng một tính từ bắt đầu bằng chữ cái đầu trong tên của chúng. Ví dụ, một học sinh bắt đầu bằng cách nói “Chào các bạn, mình là Long, và mình rất lung linh.” Bạn tiếp theo sẽ nói: “Chào Long ‘lung linh’. Còn mình là Thanh ‘thành thật’.” Cứ lần lượt như vậy liên tiếp cho đến hết vòng tròn. Hoặc có thể sử dụng một quả bóng để lựa chọn ngẫu nhiên.
5. Ai đang nói thật?
Chia học sinh thành các cặp. Mỗi học sinh sẽ giới thiệu ba điều về bản thân chúng. Hai điều trong đó là thật và một điều là giả. Người bạn cùng cặp sẽ phải đoán xem điều nào là giả. Sau mỗi lượt có thể cho các học sinh đổi nhóm cho nhau.
6. Trò chơi Trung sĩ bí mật
Học sinh ngồi thành vòng tròn. Một học sinh sẽ đóng vai thám tử và phải ra khỏi phòng. Một sinh khác sẽ đóng vai trung sĩ bí mật. Trung sĩ này sẽ thực hiện một số động tác nhỏ mà những người khác phải bắt chước theo. Khi viên thám tử trở lại phòng sẽ quan sát vòng tròn và đoán xem ai là trung sĩ bí mật. Thám tử được phép đoán 3 lần.
7. Trò chơi Em yêu trường em
Mục tiêu: tìm hiểu về ngôi trường để phục vụ việc học tập; biết hợp tác, đoàn kết…
- Cách thức:
+ Chia 4 nhóm, mỗi nhóm 8 học sinh (đếm số bất kỳ).
+ Các nhóm bốc thăm chọn mật thư.
-Mật thư số 1: Em hãy tính trung bình cộng của các con số ghi số phòng của các phòng sau đây: phòng y tế, phòng thư viện, phòng nhạc và phòng vật lý.
- Mật thư số 2: Em hãy tính trung bình cộng của các con số ghi số phòng của các phòng sau đây: phòng y tế, phòng kế toán, phòng nhạc và phòng sinh học.
- Mật thư số 3: Em hãy tính trung bình cộng của các con số ghi số phòng của các phòng sau đây: phòng Đội , phòng thư viện, phòng nhạc và phòng hóa học.
- Mật thư số 4: Em hãy tính trung bình cộng của các con số ghi số phòng của các phòng sau đây: phòng thư viện, phòng y tế, phòng nhạc và phòng học lớp 9A.
+ Các nhóm di chuyển, tìm thông tin và hoàn thành bài tập trong thời gian tối đa 7p.
+ Nhóm nào nhanh, chính xác sẽ thắng cuộc.
3. Trò chơi khởi động đầu tiết học
1. Ai làm đúng?
Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.
Cách chơi: Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ huy tay của quản trò, lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp…Gà mái kêu cục ..tác…Gà trống kêu ò…ó…o…
Quản trò chỉ tay vào nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm, đọc sai quy định thì phạm luật.
Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại gọi trên nhóm khác, các em sẽ dễ bị nhầm. Ai làm sai sẽ bị phạt.
2. Gió thổi (trái, phải, trước, sau)Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.
Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.
- Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi.
- Cả lớp: Về đâu, về đâu?
- Quản trò: Bên trái, bên trái.
- Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.
- Quản trò: Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu? - Quản trò: Bên phải, bên phải.
- Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.
- Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.
4. Các trò chơi khi Họp phụ huynh
Để tạo không khí vui vẻ và giúp học sinh làm quen trong buổi họp phụ huynh, thầy cô có thể áp dụng một số trò chơi thú vị và hấp dẫn. Dưới đây là một số gợi ý:
1. Em chuẩn bị 4 cái phong bì: Cảm ơn, Xin lỗi, Hứa hẹn, Mong ước. Em cho HS viết những lời nhắn nhủ đến PH, rồi bỏ vào mỗi phong bì đó, không cần ghi tên, cô sẽ lựa chọn và đọc cho PH nghe trong buổi họp. HS đã rất hồn nhiên và có những điều các em viết vừa trẻ con, vừa sâu sắc đến không ngờ.
2. Em phát cho HS những tờ bìa xanh đỏ tím vàng mang tên: BẢNG GHI NHẬN NHỮNG ĐIỀU TỐT, cho HS ghi tên mình và trang trí lên đó. Sau đó, tờ bìa đó sẽ được chuyển đến tay từng bạn trong lớp. Các bạn hs còn lại có nhiệm vụ ghi vào đó thật ngắn gọn những mặt TỐT mà em nhìn thấy ở bạn (nguyên tắc: không nhận xét về ngoại hình, bạn viết sau ko trùng lặp với bạn đã viết trước). Mỗi HS sẽ được tất cả các bạn HS khác trong lớp KHEN mình. Em cho HS đọc rồi thu lại, buổi họp PH phát lại cho các bố mẹ. Để làm được cái này cũng mất khoảng 2-3 buổi sinh hoạt lớp mới xong.
3. Tương tự như cái số 2, nhưng nội dung là ghi lên đó những lời khuyên bạn NÊN và KHÔNG NÊN làm (thực chất là chỉ ra những nhược điểm của bạn nhưng góp ý một cách nhẹ nhàng). Em cũng lại phát cho PH đọc để hiểu về con mình. Có PH chia sẻ đọc cái này mới biết là con mình có biết nói bậy chứ ở nhà cháu ngoan lắm (vì tờ đó có bạn ghi là "cậu không nên nói bậy nữa")
4. Nhân tiện chương trình Văn có bài học viết báo cáo, em cho HS thực hành luôn bằng cách viết 1 báo cáo gửi cô giáo và bố mẹ để trình bày những điều em đã làm được và chưa làm được trong năm học, đồng thời đề ra phương hướng phấn đấu. Tiếp tục thu lại và gửi PH.
5. Em làm 1 mẫu KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG HÈ, cho HS tự điền vào đó những nội dung dự định và mong muốn sẽ thực hiện trong hè về nhiều mặt (học tập, đọc sách, chơi thể thao, giúp đỡ bố mẹ, về quê, v.v...), viết ra những khó khăn khi thực hiện từng nội dung trong kế hoạch, những mong muốn cha mẹ hỗ trợ để thực hiện kế hoạch đó. Lại làm và gửi PH để đọc và phối hợp.
6. Em cho đề văn (in sẵn trên giấy A4 bìa cứng và HS viết luôn vào đó) đại loại: "Có những lời yêu thương chưa kịp sẻ chia, có những nỗi buồn chưa kịp giãi bày, những tâm sự sâu kín chưa dám nói.... với mẹ cha. Con hãy viết 1 bài văn để chia sẻ ....". HS lại viết. Ngay trong buổi họp, có nhiều PH vừa đọc vừa khóc trước những tâm sự của con.
7. Trong buổi họp, em cho PH xem các video hoạt động của Nhà trường (video thầy Nguyễn Thành Nhân dạy và HS khóc nức nở), các hình ảnh và video về các hoạt động của lớp. Đặc biệt lớp em năm ngoái có mấy buổi dã ngoại, PH tham gia và cũng chơi các trò chơi kéo co, nhảy bao bố.... với HS, cũng reo hò, ngã lăn quay, em chiếu lại để PH thấy được những hđ đó vui vẻ ntn, họ rất thích thú.
8. Em dành một ít thời gian trong buổi họp PH cuối năm học để PH ghi lại cảm tưởng, ý kiến, băn khoăn, thắc mắc ... Mỗi PH đều được phát 1 tờ giấy A4 trên đó có các câu hỏi, gợi ý cụ thể để PH dễ bày tỏ. Nhờ đó gv có thể hiểu hơn và kịp thời giải đáp những băn khoăn, hiểu lầm của PH.
9. Để chuẩn bị cho buổi họp sắp tới, giờ sinh hoạt tuần trước em cũng đã cho HS ghi lại: những điều khiến con thích thú khi đến trường, những khó khăn gặp phải từ đầu năm học (ở nhà, ở trường), những mong muốn, nguyện vọng với bố mẹ, thầy cô, v.v...để qua đó em tổng hợp và trao đổi lại với HS, với PH.
10. Em cũng gửi mỗi HS mang về 1 tờ giấy lấy ý kiến PH về một số vấn đề liên quan đến học hành, trường lớp, giáo dục con tuổi dậy thì, v.v.. và đã thu lại, đang tập hợp để có nội dung bàn bạc trao đổi trong buổi họp sắp tới.
11. Điều em KHÔNG LÀM trong tất cả các buổi họp PH: phê bình đích danh HS trong buổi họp. Nếu cần thì gặp riêng PH để trao đổi.
12. GỢI Ý cho các thầy cô chủ nhiệm trong buổi họp PH sắp tới: Các phòng học đã có sẵn máy chiếu, các thầy cô có thể chiếu hình ảnh giới thiệu về các phòng học, phòng chức năng, thư viện, nhà ăn, phòng ngủ, vườn cây, bể bơi....của trường. Nếu công phu hơn nữa thì quay các video mà chính thầy cô hoặc HS là các hướng dẫn viên giới thiệu về trường. Chắc chắn nhiều PH sẽ thích thú vì được "tham quan" trường như thế.
Trên đây là một số trò chơi tập thể giúp học sinh làm quen trong những ngày đầu đi học hoatieu.vn đã sưu tầm và đăng tải, không chỉ giúp học sinh nhanh chóng làm quen với thầy cô, bạn bè mà còn tạo không khí vui vẻ, để các em cảm thấy thoải mái hơn trong môi trường học tập mới. Để biết thêm nhiều tài liệu học tập giáo dục hay khác các bạn có thể tham khảo thêm trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn
Mời các bạn tham khảo thêm:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Tham khảo thêm
Mẫu báo cáo sau khai giảng năm học mới 2024
Kế hoạch họp phụ huynh đầu năm học 2024
4 Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học năm học 2024-2025
50+ mẫu trang trí bảng lớp siêu đẹp 2024
Mẫu kế hoạch năm học 2021-2022
6 Mẫu biên bản họp phụ huynh học sinh đầu năm 2024 - 2025 các cấp học
10+ Mẫu kế hoạch công tác Đội năm học 2024
Hướng dẫn trang trí lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27