3 Bài kiểm tra mù màu 2024 chuẩn nhất
Mù màu còn được gọi như bệnh rối loạn sắc giác. Nó biểu hiện tình trạng mắt không phân biệt được các màu sắc của vật như màu đỏ, xanh lá, xanh lam, hoặc khi pha trộn các màu này với nhau. Sau đây là một bài test đơn giản kiểm tra mù màu Ishihara.
Bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác. Đây là một bệnh về mắt làm cho người ta có thể nhìn rõ mọi vật nhưng không phân biệt được một số màu sắc. Bài test mù màu là một pháp nghiệm sử dụng để xác minh bạn có bị mù màu, khiếm khuyết về thị lực hay không.
Bài test mù màu phổ biến
1. Tại sao nên thực hiện kiểm tra mù màu?
Test mù màu chuẩn hay kiểm tra mù màu là một nghiệm pháp được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt, bằng những kỹ thuật chuyên môn và sự hỗ trợ của thiết bị y tế, bác sĩ sẽ xác định xem thị lực của người bệnh có bình thường hay bị mù màu hay không.
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp có thể sử dụng để kiểm tra mù màu, trong đó phổ biến nhất là sử dụng máy tính bảng màu hoặc sơ đồ. Do vậy, nếu bỗng nhiên cảm thấy cơ thể có những thay đổi nghiêm trọng liên quan đến việc phân biệt màu sắc thì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán sớm, hiện tượng rối loạn sắc giác không chỉ cảnh báo bệnh mù màu mà nhiều trường hợp nó còn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, chính vì thế, thực hiện test mù màu chuẩn là rất cần thiết.
Ở một số trường học, trẻ em vẫn được kiểm tra thị lực thường xuyên để tìm ra các vấn đề liên quan đến sắc tố và vấn đề về mắt.
2. Bài kiểm tra mù màu Ishihara
Dưới đây là bài kiểm tra mù màu Ishihara. Kiểm tra mù mày Ishihara là loại xét nghiệm thị lực màu phổ biến mà các bác sĩ mắt hay sử dụng nhất. Bài kiểm tra này bao gồm các đĩa thử nghiệm chứa các chấm với nhiều màu sắc khác nhau. Thông thường, có một số trên mỗi tấm thử nghiệm, mặc dù các dấu chấm có thể được sắp xếp thành các mẫu khác. Chúng được gọi là các mảng màu giả đồng sắc. Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị mắc bệnh, có thể thử nghiệm qua bài kiểm tra mù màu Ishihara trước khi đến gặp bác sĩ nhé.
Hình 1:
- Nhìn thấy số 12: tất cả mọi người kể cả bị mù màu đều nhìn thấy được.
Hình 2:
- Nhìn thấy số 8: là người có thị giác màu bình thường.
- Nhìn thấy số 3: là người bị mù màu đỏ.
- Không thấy số gì: là người bị mù màu toàn bộ.
Hình 3:
- Nhìn thấy số 5: là người có thị giác màu bình thường.
- Nhìn thấy số 2: là người bị mù màu đỏ và xanh lục.
- Không thấy số gì: là người bị mù màu toàn bộ.
Hình 4:
- Nhìn thấy số 74: là người có thị giác màu bình thường.
- Nhìn thấy số 21: là người bị mù màu đỏ và xanh lục.
- Không thấy số gì: là người bị mù màu toàn bộ.
Hình 5:
- Nhìn thấy số 6: là người có thị giác màu bình thường.
- Không thấy số gì: đa số là người bị mù màu
Hình 6:
- Nhìn thấy số 73: là người có thị giác màu bình thường.
- Không thấy số gì: đa số là người bị mù màu.
Hình 7
- Nhìn thấy số 5: là người bị mù màu đỏ và xanh lục.
- Không thấy số gì: là người có thị giác màu bình thường hoặc mù màu toàn bộ.
Hình 8:
- Nhìn thấy số 26: là người có thị giác màu bình thường
- Nhìn thấy số 2, không rõ số 6: người bị mù màu xanh lục (deuteranopia) sẽ nhìn thấy số 2 còn là người bị mù màu xanh lục nhẹ (deuteranopia) có thể nhìn thấy số 6 mờ mờ.
- Nhìn không rõ số 2, nhìn thấy số 6: người bị mù màu đỏ (protanopia) sẽ nhìn thấy số 6 còn người bị mù màu đỏ nhẹ (prontanomaly) có thể nhìn thấy số 2 mờ mờ.
Hình 9:
- Nhìn thấy số 42: Những người có thị lực bình thường
- Nhìn thấy số 2, số 4 mờ: người bị mù màu đỏ (protanopia) sẽ nhìn thấy số 2 còn người bị mù màu đỏ nhẹ (prontanomaly) có thể nhìn thấy số 4 mờ mờ.
- Nhìn thấy số 4, số 2 mờ: người bị mù màu xanh lục (deuteranopia) sẽ nhìn thấy số 4 còn là người bị mù màu xanh lục nhẹ (deuteranopia) có thể nhìn thấy số 2 mờ mờ.
Hình 10:
- Những người có thị lực màu bình thường sẽ có thể theo dõi cả hai đường màu tím và đỏ.
- Những người bị mù màu đỏ (Protanopia) có thể dò đường màu tím, những người có protanomaly (tầm nhìn màu đỏ yếu) có thể dò theo đường màu đỏ, với độ khó tăng dần.
- Những người bị mù màu xanh lá cây (Deuteranopia) có thể theo dõi đường màu đỏ, những người bị thị lực xanh yếu (Deuteranomaly) có thể dò theo đường màu tím, với độ khó tăng dần.
Hình 11:
- Những người có tầm nhìn màu bình thường sẽ có thể dò theo đường uốn lượn màu đỏ và màu cam.
- Người mù màu xanh đỏ sẽ dò theo đường uốn lượn màu đỏ và xanh lam.
- Những người bị mù màu hoàn toàn sẽ không thể dò theo bất kỳ dòng nào.
Chú ý:
Trên đây chỉ là các ví dụ để kiểm tra phát hiện dấu hiệu của bệnh mù màu. Vì bài kiểm tra được thực hiện trên màn hình máy tính nên tùy thuộc vào từng máy tính khác nhau có thể thay đổi đáng kể màu trên hình. Với ánh sáng xung quanh cũng có thế làm ta nhìn màu khác đi so với bản gốc. Để có thể xác nhận chính xác hơn các bạn nên làm kiểm tra đúng cách hoặc đến gặp các chuyên gia
3. Cách kiểm tra định lượng mù màu
Cách kiểm tra mù màu thứ 2 là Kiểm tra định lượng mù màu nhằm phân tích chi tiết hơn về bệnh mù màu, khả năng nhận biết màu sắc chính xác của người bệnh. Kiểm tra định lượng mù màu được sử dụng phổ biến nhất là kiểm tra màu Farnsworth-Munsell 100.
Bài kiểm tra bao gồm 4 khay có nhiều đĩa nhỏ và màu sắc khác nhau. Người kiểm tra cần sắp xếp các đĩa màu theo thứ tự tăng dần về màu sắc. Để có kết quả chính xác, bài kiểm tra phải làm ở nơi có ánh sáng tự nhiên, các đĩa màu nên được thay thế thường xuyên và được đánh số dưới đế để kiểm tra kết quả dễ hơn. Bài kiểm tra giúp phát hiện bệnh mù màu và mức độ nghiêm trọng.
4. Kiểm tra mù màu bằng kính kiểm tra loạn sắc
Bạn nhìn qua một thị kính và thấy một vòng tròn. Nửa trên của vòng tròn là ánh sáng vàng. Nửa dưới được tạo thành từ ánh sáng đỏ và xanh lá cây. Bạn điều chỉnh kính cho đến khi cả hai nửa có cùng màu và độ sáng. Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để kiểm tra mù màu và xác định xem liệu có sự cố xảy ra khi bạn nhìn thấy màu đỏ và xanh lá cây hay không.
5. Các dạng mù màu
5.1. Mù màu đỏ, xanh lá cây
Bệnh thường gặp ở những người bị tổn thương hoặc giảm chức năng của sắc tố đỏ, sắc tố xanh. Mù màu đỏ, màu xanh là tình trạng mù màu phổ biến nhất, nguyên nhân chính do di truyền, có 4 loại:
- Protanomaly: do sự bất thường sắc tố đỏ của tế bào nón. Ở trường hợp này, người bệnh khi nhìn màu đỏ, cam và vàng sẽ thấy thành màu xanh lục và màu sắc không được tươi sáng. Tình trạng này lành tính và thường không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Protanopia: do các sắc tố hình nón màu đỏ ngừng hoạt động và màu đỏ xuất hiện thành màu đen. Một số biến thể của màu cam, xanh lá cây được nhìn thành màu vàng.
- Deuteranomaly: đây là loại mù màu phổ biến nhất. Nó có một sắc tố hình nón màu xanh lục bất thường. Màu vàng và xanh lá cây nhìn thành màu đỏ, màu tím và xanh lam rất khó xác định.
- Deuteranopia: các sắc tố hình nón màu xanh lá cây ngừng hoạt động. Người bệnh sẽ nhìn thấy màu đỏ giống màu vàng nâu và xanh lục như màu vàng đậm.
5.2. Mù màu xanh – vàng
Bệnh mù màu xanh – vàng do sắc tố xanh (triton) không có chức năng hoặc bị hạn chế chức năng. Có 2 loại mù màu xanh – vàng bao gồm:
- Tritanomaly: do các sắc tố hình nón màu xanh bị hạn chế chức năng. Màu xanh lam được nhìn thành màu xanh lá cây, khó phân biệt màu hồng, đỏ và vàng.
- Tritanopia: những người bị tritanopia do bị thiếu tế bào sắc tố con màu xanh lam. Màu xanh lam được nhìn giống màu xanh lá cây, và màu hồng trông giống màu tím hoặc nâu nhạt.
5.3. Mù màu đơn sắc (Monochromacy)
Những người bị mù màu đơn sắc do không nhìn thấy được màu sắc, thị lực cũng có thể bị ảnh hưởng, có 2 loại:
- Mù màu do tế bào hình nón: hai hoặc ba trong số ba sắc tố của tế bào hình nón không hoạt động. Do vậy não không nhận được tín hiệu nên người bệnh khó phân biệt được các màu.
- Mù màu do tế bào hình que: hội chứng này thường do di truyền và có khi ngay từ lúc chào đời. Trong tế bào hình que không có bất kỳ sắc tố nào. Những người mắc chứng mù màu hình que chỉ nhìn thấy được 3 màu: trắng, đen, xám. Người bệnh rất kỵ ánh sáng và cảm thấy khó chịu khi ở trong không gian nhiều ánh sáng.
6. Nguyên nhân của bệnh mù màu
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mù màu tuy nhiên di truyền là nguyên nhân đầu tiên và rất phổ biến. Dị tật thị giác màu bẩm sinh thường di truyền từ mẹ sang con trai. Nó như một đặc điểm liên kết nhiễm sắc thể X lặn, có nghĩa là người mẹ bị mù màu hoặc người mang mầm bệnh có thể truyền tình trạng này cho con mình.
Ngoài ra một số bệnh lý về mắt do một số nguyên nhân sau:
- Tổn thương võng mạc hoặc dây thần kinh thị giác
- Tác dụng độc hại của ma túy
- Bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh Alzheimer
- Bệnh Parkinson
- Nghiện rượu mãn tính
- Bệnh bạch cầu, và thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mù màu. Thuốc hydroxychloroquine có thể gây mù màu. Nó được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, trong số các bệnh chứng khác.
Bệnh mù màu đặc trưng thường ảnh hưởng đến cả hai mắt khác nhau. Tình trạng khiếm khuyết về thị giác màu do bệnh gây ra thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
7. Ai nên làm kiểm tra mù màu?
Một kiểm tra mù màu nên được thực hiện cho bất kỳ ai đang cân nhắc đến một nghề mà việc cảm nhận màu sắc chính xác là điều cần thiết. Ví dụ bao gồm thợ điện, nghệ sĩ thương mại, nhà thiết kế, kỹ thuật viên và một số nhân viên sản xuất và tiếp thị nhất định.
Ảnh hưởng của bệnh mù màu đối với hiệu suất công việc của một người phụ thuộc phần lớn vào các yêu cầu liên quan đến màu sắc của vị trí và mức độ nặng của khiếm khuyết khả năng nhìm màu sắc của người đó.
Trong nhiều trường hợp, nỗi sợ hãi về việc bị tàn tật do mù màu là không có cơ sở. Bởi vì tình trạng này xuất hiện ngay từ lúc mới sinh, hầu hết những người mù màu không nhận thức được khiếm khuyết khả năng nhìn màu sắc của họ và không thấy rằng nó ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ.
Mặc dù không có phương pháp điều trị cho mù màu, trong một số trường hợp kính áp tròng có màu đặc biệt có thể cải thiện khả năng nhận thức sự khác biệt giữa các màu nhất định của người mù màu.
Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Bài kiểm tra mù màu phổ biến nhất để các bạn có thể tự test mình có bị mù màu không ngay tại nhà.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
3 Bài kiểm tra mù màu 2024 chuẩn nhất
1,6 MB 04/11/2021 2:41:00 CH- Phi HưngThích · Phản hồi · 1 · 16/02/23
Gợi ý cho bạn
-
Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y
-
Cách copy dữ liệu nội dung file PDF sang Word
-
Danh sách các đầu số/số điện thoại lừa đảo/spam 2024
-
Bài tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt xuất huyết
-
Mẫu khung viền đẹp cho Word, PowerPoint
-
Hướng dẫn thi trạng nguyên toàn tài năm học 2024
-
Thiệp mời dự tiệc sinh nhật đẹp, trang trọng
-
File luyện chữ nghiêng cho bé mới nhất 2024
-
Cách đăng nhập vào Zoom trên máy tính
-
3 Bài kiểm tra mù màu 2024 chuẩn nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27