Lễ Vọng phục sinh có buộc không 2024?
Lễ Vọng Phục Sinh có phải là lễ buộc không?
Lễ Vọng phục sinh có buộc không? Nếu đã tham dự đại lễ thì có bắt buộc phải dự lẽ vọng không? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết lễ Vọng phục sinh có buộc không nhé.
1. Lễ Vọng Phục sinh là gì?
Lễ Vọng Phục sinh là một nghi thức truyền thống quan trọng của người Công giáo. Lễ Vọng Phục sinh là buổi canh thức trước ngày lễ Phục sinh. Đây là ngày tưởng niệm về sự kiện chúa Giêsu hồi sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá.
2. Lễ Buộc là lễ gì?
Để tìm hiểu về Lễ buộc là gì cũng như danh sách các ngày lễ buộc trong năm 2021, mời các bạn tham khảo theo đường link bên dưới:
3. Lễ Phục sinh 2023 vào ngày nào?
Lễ Phục sinh không có ngày cố định cụ thể mà được quy định là ngày chủ nhật bất kì khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4.
Chủ nhật Phục sinh 2023 năm nay rơi vào ngày 9 tháng 4 năm 2023, sớm hơn một tuần so với năm 2022.
4. Lễ Vọng phục sinh có buộc không?
Lễ Phục sinh: Thứ Bảy Tuần Thánh, có lễ Vọng Phục sinh, cử hành ban đêm. Chúa Nhật Phục sinh, cử hành ban ngày.
Vậy có bắt buộc phải dự cả 2 lễ không?
Việc đi tham dự lễ Vọng Phục Sinh là điều rất đáng khuyến khích nhưng không nhất thiết bó buộc. Do đó, nếu trong chính ngày Lễ người ta đi dự Thánh Lễ, như vậy họ đã chu toàn giới luật tham dự Thánh Lễ ngày Lễ Buộc. Nếu muốn, thay vì dự Lễ chính ngày, người ta cũng có thể tham dự lễ buổi chiều áp hay lễ vọng, như vậy cũng có thể chu toàn luật dự lễ. Luật Giáo Hội quy định rằng: "Ai tham dự Thánh Lễ, cử hành theo lễ nghi Công giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ" (GL 1248 §1).
Giáo Hội cũng lưu ý rằng, những ai không thể tham dự Thánh Lễ được vì lý do bất khả kháng như bệnh nặng, không có phương tiện di chuyển, không có linh mục dâng lễ ... thì phải hết sức khuyên nhủ họ tham dự phụng vụ Lời Chúa trong nhà thờ hay một nơi khác, hoặc dành thời giờ phải chăng để cầu nguyện riêng hoặc chung với gia đình hay liên gia đình. Điều này chỉ là điều khuyên nhủ chứ không phải là điều bắt buộc cũng như không phải là điều thay thế hợp pháp cho Thánh Lễ. Việc dự Thánh Lễ là chính việc dự một Bàn Tiệc cao trọng vô cùng do lòng quảng đại của Thiên chúa ban cho con người chứ không phải chỉ là một món nợ, một khoản thuế mà người tín hữu bó buộc phải chu toàn một cách tối thiểu, qua lần chiếu lệ. Do đó cần phải có một thái độ tích cực hơn đối với việc tham dự Thánh Lễ. "Được đi tham dự Thánh Lễ" chứ không còn là "phải đi Lễ Buộc" nữa.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Lời chúc bổn mạng Thánh Giuse 2024
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ, 30/04, 01/05 năm 2025
Văn cúng, văn tế lễ Kỳ Yên
Lễ hội Chol Chnam Thmay là gì? Tết Chol Chnăm Thmây năm 2021
14 Bài phát biểu lễ ăn hỏi, xin dâu ngắn gọn, súc tích 2024
Lễ Phục Sinh 2025 ngày nào? Lễ Phục Sinh là gì?
Lời chúc mừng lễ Phục Sinh 2024 hay, ý nghĩa
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27