Văn cúng, văn tế lễ Kỳ Yên

Việt Nam là quốc gia có nhiều vùng, miền với các phong tục, tập quán đa dạng, gồm nhiều lễ, nghi trong đó có lễ Kỳ Yên. Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ mẫu văn cúng lễ Kỳ Yên, văn khấn lễ Kỳ Yên bằng cả âm Hán và tiếng Việt cho các bạn cùng tham khảo.

1. Lễ hội Kỳ Yên

Lễ Kỳ yên có nghĩa là lễ cầu an, là lễ tế thần Thành hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình thần ở Nam Bộ, Việt Nam. Đình làng ở Nam bộ mỗi năm có 2 lệ cúng: Thượng Điền (khi thu hoạch xong) và Hạ Điền (khi bắt đầu xuống ruộng), Kỳ Yên có thể gộp chung với Thượng Điền hoặc Hạ Điền, cũng có thể một lễ riêng biệt tùy theo từng địa phương.

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một tín ngưỡng khá phổ biến ở làng xã của người Việt. Ở các làng đồng bằng Bắc bộ, Thành hoàng làng là vị thần bản mệnh, là chỗ dựa tâm linh cho cả cộng đồng làng. Đình là nơi thờ Thành hoàng làng. Đình vừa là không gian văn hóa, vừa là không gian tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời là đơn vị cơ quan hành chính làng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ

2. Văn cúng lễ Kỳ Yên

Văn cúng lễ Kỳ Yên

Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc các bản văn cúng lễ Kỳ Yên như sau:

2.1 Mẫu văn khấn bằng âm Hán

Duy!

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đệ ngũ thập …. niên, tuế thứ…, … nguyệt, … nhật, … tỉnh (Thành phố thuộc Trung ương), … huyện (thị xã), … xã (phường, thị trấn), … thôn (khu phố, ấp).

Tín chủ: …. Cung thừa mẫu mệnh (cha chết, mẹ đang còn sống) cập chư thúc mệnh, hiệp dữ bào đệ, tỷ muội, nội, ngoại, tử, tôn, hôn, tế đẳng đồng gia kính bái (xướng những ai đang có mặt trong lúc hành lễ).

Tư nhân … chi tiết.

Cẩn dĩ: … đẳng vật chi nghi, cung trần bạc tế.

Kính thỉnh: Bản gia đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản đường tiên thánh, tiên sư, bản viên thổ công, bản gia ngũ tự gia thần đồng lai giám cánh.

Kính thỉnh:

Hiển: …

Hiển: …

Hiển: …

Liệt vị chư tiên linh.

Kính kỵ: tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cập chư phụ vị, thương vong tòng tự, đồng lai hâm hưởng.

Tọa tiền viết: ... (theo nội dung của lễ)

Mẫu văn khấn bằng âm Việt:

Hôm nay!

Ngày ... tháng ... năm ...

Tức là năm thứ năm mươi ... Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại: Thôn ... xã ... huyện ... tỉnh ...

Tín chủ là: ... vâng lệnh mẹ và các chú cùng với chị ruột, anh rể và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại toàn gia kính bái (xướng những ai đang có mặt trong lúc hành lễ).

Nay nhân ngày lễ: ... 

Kính cẩn sắm một lễ vật gồm: ... (lưu ý có món gì trên bàn thờ thì xướng món đó)

Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công (thổ địa), liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của:

-Hiển: Tiên tổ khảo, tiên tổ tỷ họ ... (bậc trên kỵ hay can).

-Hiển: Tằng tổ khảo: ..., tằng tổ tỷ: ... (bậc cụ hay cố)

-Hiển: Tổ khảo (ông): ..., tổ tỷ (bà): ......

-Hiển: khảo (cha): ...

-Hiển: bá (bác): ...

-Hiển: thúc (chú): ...

-Hiển: Cô (O): ...

...

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: ... (theo nội dung của lễ)

2.2 Mẫu văn khấn tiếng Việt

Hôm nay!

Ngày….. tháng….. năm…..

Tại: Thôn……. xã……. huyện……. tỉnh thành…….

Tế chủ là:……. thay mặt gia đình, họ hàng nội ngoại kính bái.

Nhân ngày lễ:…….

Theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm sửa các loại lễ vật gồm:…….

Kính dâng lễ mọn, biểu lộ lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù tư mệnh, Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của: Hiển:…….

Hiển:…….

Và các vị tiên linh tổ bá, tổ thúc, tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ cùng về phối hưởng.

Kính cẩn thưa rằng:

Tuân theo lệ tục, bát nước nén hương,

Kính cẩn lạy dâng, tôn thần tiên tổ.

Cúi trông phò hộ, cứu khổ trừ tai,

Tiến lộc tăng tài, gái trai hiếu thảo.

Vợ chồng hòa hảo, vận đáo hanh thông,

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn.

Lòng thành kính cẩn, mong được thấu tình.

Cúi xin soi xét, muốn đội tôn linh.

3. Bố cục một bài văn tế

Bài văn Tế thường do Chủ tế đọc. Nhưng cũng có thể do một người nào đó trong ban Tế đã được chỉ định trước. Ngày xưa, bài Văn Tế thường viết bằng chữ Hán… Tuy nhiên ngày nay dân gian dùng thẳng chữ Quốc ngữ (tương tự như văn khấn của cúng giỗ).

Các đoạn mạch của một bài văn tế ra như sau:

1/ Đoạn mở bài

2/ Đoạn kể công nghiệp, đức tính của người chết

3/ Đoạn than tiếc người chết

4/ Đoạn tỏ tình thương nhớ của người đứng ra làm lễ tế.

4. Mẫu bài văn tế lễ Kỳ Yên hay

4.1. Bài Văn tế lễ Kỳ Yên tiêu biểu

Hai đọan Long linh dưới đây được ghi chép lại / trích từ bản Văn tế theo diễn tiến của lễ Kỳ yên Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt.

(bài này thấy xử dụng ở Lăng Ông Bà Chiểu và ở các đình làng Miền Nam). Lược dịch phần Lòng linh của bản Văn Tế Túc yết :

Thưa rằng :

Kính cẩn thưa Đức Thượng Công là sao sáng của song núi, do khí linh thiêng của song biển đúc thành. Chức giữ ba quân, đánh Bắc, dẹp Đông. Công mở nước thật không phải nhỏ. Quyền hạn đảm đương muôn dặm, miền Đông yên, vùng Tây lặng. Sức giữ yên đất nước, khó có ai tiến tăm bằng. Lúc sống thì làm tướng, khi chết trở nên Thần sáng rực rỡ vang lừng mà tiếng hiển hách chói lọi cao. Lúc vua nguy khốn thì phò, khi nướv yếu thì trợ. Hiếm có thay lúc Ngài sống đã tranh đấu cho sự vinh dự. Giúp đỡ dân mà hiển hách. Rất đẹp mà linh thiêng.

Thưa rằng, nhân lúc trời mùa Thu, cử hành lễ Túc Yết cung kính. Làm lễ vào buổi sáng sớm. Xin cáo với bậc Thần minh cảm nhận cho. Khấn nguyện bằng lễ này mong Ngài độ trì phù hộ. Vòi vọi ở trên đó, ngửa trông ban điềm lành, ban phước. Cao cả nơi linh thiêng, tất cả bằng Thần lực, không có điều xấu, không có thanh âm. Cúi lậy Đức Thượng Công ban cho thêm ân huệ.

Nay cúi lậy kính cẩn mà thưa vậy.

4.2. Lược dịch phần Lòng linh của bản Văn Tế Đoàn Cả lễ Kỳ Yên

Thưa rằng:

Kính cẩn thưa Đức Thượng Công, là bậc mở nước có công đầu, ít có ai trong triều đình lại giúp vua lớn như thế.

Làm hưng thịnh lên, phụ tá rực rỡ, quét sạch bọn tàn bạo, Làm bậc hổ tướng với quyền tước đương thời, dẹp yên bọn Chân Lạp, Xiêm La gian tham.

Tướng tài ít có hai, tài thao lược giúp được nhiều công lắm. Quốc sĩ vô song, trí dũng đáng tôn xưng là lớn cả.

Trải hơn 10 năm, dẹp yên quân cường khấu, tiếng thơm lừng lẫy chốn quân triều.

Mấy chục năm trời, đứng đầu nơi phiên trấn, oai dũng vang xa đều biết tới.

Hết lòng nuôi dân, mến kẻ sĩ, phong cách bậc nhân được nhớ lâu bền ở lòng người.

Để ý giúp đời trị nước, thành tích chánh đáng mãi còn trong sử chép Kính trọng lập đàn mà bái vọng, nghiễm nhiên lẫm liệt oai hùng,

Tôn sùng miếu vũ mà nhớ công cao cả dương dương chính khí.

Trộm nghĩ rằng:

Hội đã trải qua nhiều nỗi gian khổ mà giữ sự thờ cúng bằng cách chỉnh tu Lăng Miếu cho lâu dài,

Gặp nhau mà bàn tán thu góp tiền bạc tu bổ hầu trang trải các kinh phí xây cất.

Hết lòng truy tìm vết tích cũ để hoài niệm và tưởng nhớ khôn nguôi đến Đức Thượng Công.

Lòng xúc cảm mà ngưỡng mộ không dứt.

Nghĩ rằng:

Nhân lúc tiết trời mùa Thu, nhớ lệ cũ mà ca diễn, kính cẩn làm lễ dâng cỗ bàn thanh khiết, mong chứng giám cho sự thờ kính này.

Kính dùng nhang đèn, mong Ngài hiểu cho lễ đơn giản yên lặng,

Ngửa trông Ngài ban đến mọi nhà trong thôn làng đều được phong hanh.

Nhận hưởng ở lòng thành, lũ bản Hội những mong ơn tốt đẹp.

Nay kính cẩn mà thưa vậy.

5. Lễ hội Kỳ Yên ngày nào?

Tùy theo từng địa phương mà lễ hội Kỳ Yên được chọn tổ chức vào những ngày khác nhau. Tuy nhiên lễ hội này chỉ diễn ra vào mùa xuân.

Nhiều địa phương thường tổ chức lễ hội Kỳ Yên vào ngày rằm tháng 2 hoặc rằm tháng 3

Để biết thêm về nguồn gốc, những nét đặc sắc của Lễ Kỳ Yên, mời các bạn tham khảo bài: Lễ hội Kỳ Yên là gì? Nguồn gốc lễ hội Kỳ Yên

6. Chương trình trong lễ Kỳ Yên

Chương trình lễ Kỳ yên tại các ngôi đình diễn tiến như sau:

  • Lễ Khai môn
  • Lễ thỉnh sắc thần
  • Lễ Tiền Hiền, Chiến sĩ, Cúng miếu.
  • Tế Túc Yết
  • Tế Đàn Cả
  • Lễ Đưa Sắc

7. Những điều cần lưu ý khi tế lễ

Tế lễ có 2 điểm khác với khấn và cúng:

  • Tế lễ là cuộc dâng lễ vật một cách long trọng lên những vị Thần lớn như: Trời, Đất, Mùa Màng, Đức Khổng Phu Tử, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, các vị Thần Thành Hoàng của làng xã…
  • Tế lễ còn được tổ chức một cách trọng thể với cờ xí, nhạc lễ và phẩm phục. Phẩm vật tế lễ là vật tam sinh: bò, dê, heo.

Mỗi buổi tế gọi là một diên tế. Thông thường có 2 diên tế : Túc Yết và Đoàn Cả (có khi đọc trại đi là Đàn Cả):

  • Túc: Đêm (trực túc : gác đêm); Yết: ra mắt. Túc Yết là ‘Lễ hương chức làng dâng lễ ra mắt các vị Thần trong lúc “Kỳ Yên” (1). Như thế, chính ra diên tế Túc Yết phải cử hành về đêm hay ít ra là vào buổi chiều. Hiện nay, tại Lăng Ông Bà Chiểu, diên tế Túc Yết được cử hành vào buổi sáng, có lẽ là vì lý do an ninh cũng như để quan khách từ xa có thể tới tham dự được.
  • Đoàn: một đám người đông đảo. Cả: lớn, đông. Đoàn Cả là sự tề tựu đông đủ dân làng và khách thiện tín để tế lễ Thần. Đoàn Cả là diên tế chính trong dịp lễ Kỳ Yên tại các đình làng cũng như trong lễ giỗ của các miếu thờ Thần. Học giả Huỳnh Tịnh Của viết : “Chính lễ tế thần, nhằm ngày thứ hai. Phép Kỳ Yên rồi qua ngày sau thì Đoàn Cả.”

Mỗi diên tế Túc Yết hay Đoàn Cả gồm có các nghi thức tuần tự như sau :

Thành phần ban Tế:

  • Chủ tế (còn gọi là Tế chủ, hay Chánh tế): Chủ tế chủ trì nghi lễ là người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất làng hoặc là ông tiên chỉ, ông nhất đám của làng… hay một nhân sĩ có uy tín của hội đoàn.
  • Bồi tế: Hai (hoặc bốn) người bồi tế giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao làm vậy
  • Đông xướng, Tây xướng: Hai người Đông xướng và Tây xướng đứng đối diện hai bên hương án xướng (đọc) nghi thức hành lễ. Vai trò này có thể được xem như là một hình thức “em xi (MC)” – người điều khiển chương trình – của buổi lễ.
  • Nội tán: Hai Nội tán đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng. Nhiều trường hợp, để cho đơn giản tiện sổ sách, vai trò hai Đông Xướng và Tây xướng được hai Nội tán kiêm nhiệm luôn thể…
  • Chấp sự: Những người chấp sự (vai trò “tà loọc”) đứng hai bên lo việc điếu đóm (dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc …)
  • Đồng văn: Người lo việc đánh chiêng trống.

Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Văn cúng lễ Kỳ Yên theo cả âm Hán và tiếng Việt. Mời các bạn đọc thêm Lễ hội Kỳ Yên là gì? Nguồn gốc lễ hội Kỳ Yên và các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
6 3.273
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm