Lịch ăn chay Công giáo 2024 mới nhất

Hoatieu xin chia sẻ Lịch ăn chay công giáo 2024 về những ngày phải ăn chay kiêng thịt của Công giáo cho các giáo dân. Việc ăn chay theo đạo Công giáo để đề cao Thiên Chúa, đề cao ăn uống đạm bạc, nâng cao sức khỏe bản thân, phù hợp cho việc hãm mình và chay tịnh. Mời các bạn tham khảo chi tiết Lịch ăn chay kiêng thịt theo Công giáo dưới đây.

Ăn chay là một trong ba hoạt động đặc trưng nhất của mùa Chay theo đạo Thiên Chúa Giáo (cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái). Ăn chay được giáo hội khuyên làm để biểu lộ lòng ăn năn, sám hối và tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô. Do đó, thực hành việc chay tịnh là hành động làm theo Chúa Gieessu, học theo Chúa. Hiện nay, việc ăn chay của người Công giáo gồm ăn chay và kiêng thịt. Cùng Hoatieu tìm hiểu lịch ăn chay Công giáo, ngày ăn chay bên đạo Thiên Chúa Giáo như thế nào nhé.

1. Lịch ăn chay Công Giáo là gì?

Lịch ăn chay Công Giáo hay còn gọi là Mùa Chay (tên tiếng Anh là Lent, tiếng Latin là Quadragesima) là dịp lễ tôn giáo về ăn uống rất trang trọng, đại đa số con chiên tham gia. Bên cạnh mùa chay, lịch ăn chay theo đạo Công giáo còn gồm những ngày cố định theo luật cũ.

2. Lịch ăn chay Công giáo năm 2024

Mùa Chay là một khoảng thời gian đặc biệt đối với người theo đạo Kitô. Vậy Mùa Chay năm 2024 bắt đầu từ ngày nào? Lịch ăn chay Công giáo năm 2024 cụ thể như thế nào?

Theo lịch Công giáo Việt Nam, Mùa Chay năm 2024 bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro, ngày 14 tháng 02 năm 2024. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28 tháng 03 năm 2024. Cụ thể như sau:

  • Thứ 4 Lễ Tro: Ngày 14 tháng 02 năm 2024
  • Thứ 6 Tuần Thánh: Ngày 29 tháng 03 năm 2024
  • Ngoài ra một số giáo phận còn giữ luật cũ ăn chay tất cả các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay.

=> Như vậy, 2 ngày ăn chay của Đạo Thiên Chúa theo nguyên tắc chung của Giáo hội Công giáo là ngày thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.

Ngoài ra, người tín đồ Công giáo cũng phải kiêng thịt vào các ngày thứ sáu trong năm.

Lịch ăn chay Công giáo 2024
Lịch ăn chay Công giáo 2024

3. Giáo hội toàn cầu dạy ăn chay kiêng thịt bao nhiêu lần trong một năm?

a. Giáo hội toàn cầu chọn các Thứ Sáu quanh năm làm ngày đền tội (Gl khoản 1250), nhưng để tùy mỗi Giáo hội địa phương xác định ăn chay kiêng thịt, Hội đồng Giám mục được chọn hình thức khác thay thế.

b. Giáo hội chỉ buộc các giáo dân toàn cầu ăn chay và kiêng thịt một năm 2 lần (Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh) (Gl 1251).

c. Cũng khoản 1251 này, Giáo hội dạy: “Vào các ngày thứ sáu , nếu không trùng với ngày lễ Trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã qui định (Gl 1253)”.

4. Ý nghĩa việc ăn chay và kiêng thịt trong Công giáo

Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước: Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu.

– Trong Giáo hội Công giáo, ăn chay kiêng thịt là một hình thức hãm mình theo chiều hướng:

1. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”(Mt 16,24).

2. “Từ bỏ bản thân” (Giáo luật (Gl) khoản 1249)

3. “Dẹp tính mê ăn uống” đó là một trong 7 mối: “Thứ 5: Kiêng bớt chớ mê ăn uống”.

Mỗi người chúng ta, chẳng ai là không phải đền tội, tội đầy đầu trong tư tưởng, lời nói, việc làm sai, thiếu sót bỏ không làm việc tốt phải làm…”lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Do đó, nếu Giáo hội không buộc ăn chay kiêng thịt, thì tự mình cũng nên tìm cách hãm mình đền tội cách nhẹ ở đời này, hơn là để đền tội “cách nặng” trong luyện ngục đời sau!

5. Luật ăn chay và kiêng thịt của Công giáo

1. Tuổi giữ chay, theo GL 97 và 1252: “Mọi tín hữu tuổi từ 18 cho đến 60 tuổi thì buộc phải giữ chay”.

2. Tuổi ăn kiêng, theo GL 1252 “buộc những tín hữu tuổi từ 14 trở lên”.

Ăn chay theo Công giáo như thế nào?

1. Chỉ ăn một bữa no – Một bữa đói (có thể chia làm hai bữa nhưng cả hai bữa ít hơn một bữa no)

2. Không ăn vặt kẹo, bánh,.....

3. Có thể uống giải khát bất cứ lúc nào (không uống rượu bia)

4. Ai vì lý do sức khoẻ không thể giữ được phải làm một hy sinh, hãm mình khác bù lại.

Kiêng thịt như sao cho đúng?

Kiêng các thứ thịt loài vật máu nóng: như trâu, bò, heo, gà, vịt… (loài có vú và chim) kể cả bộ lòng… nhưng được ăn trứng và các thứ biến chế từ sữa, được ăn những đồ gia vị, những thứ biến chế từ mỡ loài vật (theo Tông hiến Paenitemini 3,1 của ĐGH Pholô 6, về việc ăn chay và kiêng thịt.

Xem chi tiết hơn: Cách ăn chay Lễ Tro

6. Trường hợp không phải ăn chay, kiêng thịt trong công giáo?

Giáo hội không buộc người không thể giữ những luật buộc như ăn chay, kiêng thịt. Giáo hội tha chung cho những người sau:

– Được tha giữ chay:

a) Những người vì sức khỏe, (mẹ nuôi con thơ cần bú…)

b) Những người phải làm việc nặng nhọc,

c) Những người nghèo khó vẫn khổ sở vì đói,

d) Những người được cha xứ, Bề trên Dòng, Giám mục tha.

– Được tha kiêng thịt:

a) Mọi người trong Ngày Thứ Sáu gặp lễ buộc, ví dụ: Lễ Truyền tin trong mùa Chay.

b) Người vì sức khỏe, hay công việc nặng nhọc cần phải ăn thịt,

c) Người mà chủ nhân không cho đồ ăn khác, ví dụ: Tôi tớ, trẻ con, người vợ.

Ngoài ra, ai cần tha thì xin phép linh mục xứ, cộng đoàn nơi mình đang ở.

7. Những ngày ăn chay của Công giáo?

Ăn chay đạo Công Giáo hay còn gọi là Mùa Chay (tên tiếng Anh là Lent, tiếng Latin là Quadragesima). Đây được xem là dịp lễ tôn giáo về ăn uống rất trang trọng, đại đa số con chiên tham gia.

Những ngày ăn chay của đạo Công Giáo gồm 40 ngày trước Lễ Phục Sinh. Mùa chay bắt đầu từ ngày thứ tư Lễ Tro cho tới thứ bảy Tuần Thánh.

8. Có nên làm đám cưới vào mùa chay không?

Mùa ăn chay là một trong những ngày lễ lớn trong năm của người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Trong ngày lễ này, người theo đạo Thiên Chúa Giáo cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiêng thịt và ăn chay, sám hồi trước chúa Gieessu. Như vậy, tiệc tổ chức đám cưới trong mùa chay có hợp lý hay không?

Mùa ăn chay của Công Giáo thì các cặp đôi vẫn có thể tổ chức lễ cưới bình thường. Khác với những lễ cưới ngày thường, vào mùa chay phải tiến hành Thánh Lễ theo ngày phục vụ. Tổ chức lễ cưới những ngày này sử dụng các bản văn phục vụ, đọc Thánh Kinh của ngày lễ mùa chay. Sau khi bài giảng kết thúc sẽ được cha xứ tiến hành nghi thức hôn phối như bình thường.

Kết thúc lễ cưới vào đúng mùa chay, cha xứ sẽ đọc lời cầu nguyện cho vợ chồng trẻ. Đặc biệt sẽ không thể thiếu công thức ban phép lành cho đôi trẻ mới cưới.

Trên đây là Lịch ăn chay Công giáo 2024 mới nhất và các thông tin liên quan. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu: Văn hóa của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
13 42.987
0 Bình luận
Sắp xếp theo