Các mùa phụng vụ trong năm 2024

Mùa Phụng Vụ trong năm được Giáo Hội chia ra làm 5 mùa và 7 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 và 2: Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh; Giai đoạn 3: Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh; Giai đoạn 4-6: Mùa Chay, Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh; Giai đoạn 7: Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh (Mùa Thường Niên Quanh Năm). Sau đây là chi tiết các mùa phụng vụ trong năm, mời các bạn cùng theo dõi.

Các mùa công giáo

Năm Phụng vụ bắt đầu và kết thúc khi nào?

Năm Phụng vụ của Giáo Hội có 52 tuần lễ, khởi đầu từ Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng và kết thúc vào chiều thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ 34 mùa thường niên, Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ.

1. Mùa Vọng:

Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm phụng vụ. Mùa Vọng kéo dài khoảng 4 tuần lễ, bắt đầu từ giờ Kinh Chiều I ngày thứ bảy tuần 34 thường niên và kết thúc trước giờ Kinh Chiều I ngày 24/12 (lễ Vọng Chúa Giáng Sinh). Mùa Vọng được chia ra làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn từ đầu mùa Vọng cho đến hết ngày 16/12 mang ý nghĩa mong chờ ngày Chúa đến lần thứ hai. Giai đoạn hai từ ngày 17/12 đến chiều ngày 24/12 nhằm đón chờ ngày Chúa Giáng sinh.

Màu sắc Mùa Vọng là màu tím, nói lên sự thống hối tội lỗi, và lòng ăn năn.

2. Mùa Giáng Sinh:

Mùa Giáng Sinh kéo dài khoảng hơn hai tuần, bắt đầu từ giờ Kinh Chiều I Lễ Giáng Sinh đến lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Mùa Giáng Sinh mừng kính mầu nhiệm Nhập Thể, Con Thiên Chúa làm người. Lễ Giáng sinh đầu tiên được cử hành trọng thể vào khoảng năm 300, nhằm ngày 25/12 là ngày lễ thờ Thần Mặt Trời của dân ngoại. Đây là ngày trong năm có đêm dài nhất (Đông Chí) và bắt đầu ngày mặt trời đi lên quỹ đạo cao nhất mang ánh sáng chiếu soi vạn vật. Hội Thánh muốn nhân cơ hội lễ này để xác định Chúa Kitô là ‘ánh sáng chiếu soi trong đêm tối’ và là ‘mặt trời công chính soi sáng muôn dân’.

Màu sắc của Mùa Giáng Sinh là màu trắng, nói lên sự vui mừng.

3. Mùa Chay:

Mùa ăn năn tội lỗi, ăn chay đền tội. Mùa Chay được mở đầu vào Thứ Tư Lễ Tro; khi xức tro, ta được nhắc nhở rằng ta sẽ chết, vì thế ta phải thống hối tội lỗi. Mùa Chay được kéo dài tới Vọng Phục Sinh, Thứ Bảy Tuần Thánh. Trong hai Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Chay, ta đặc biệt suy gẫm về cuộc đau khổ và cái chết của Chúa. Trong Chúa Nhật Lễ Lá, ta tưởng nhớ cảnh Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem như Ðấng Mes-si-a; chúng ta cũng rước lá để tôn vinh Chúa Kitô Vua. Thứ Năm Tuần Thánh kính nhớ Bữa Tiệc Ly. Thứ Sáu Tuần Thánh qua việc suy tôn thánh giá nhắc nhở ta tới cái chết thực sự của Chúa.

Màu sắc Mùa Chay là màu tím. Nhưng lễ phục đỏ trong Chúa Nhật Lễ và Thứ Sáu Tuần Thánh, và lễ phục trắng trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

4. Mùa Phục Sinh:

Lễ Phục Sinh ngày trọng đại nhất trong năm, ngày Chúa Kitô chiến thắng. Lễ này được tiếp diễn không những trong Tuần Bát Nhật mà còn được kéo dài trong suốt tám tuần lễ. Trong mùa này Giáo Hội thường dùng tiếng tung hô vui mừng “Alleluia” trong các thánh lễ và kinh nguyện. Trong Mùa Phục Sinh còn có Lễ Thăng Thiên: Tuần Bát Nhật Lễ Hiên Xuống; Lễ Chúa Thánh Thần.

Mầu sắc Mùa Phục Sinh là màu trắng, nhưng trong ngày Lễ Hiện Xuống, Giáo Hội dùng màu đỏ, màu của lửa.

5. Mùa Quanh Năm:

Các Chúa Nhật sau Mùa Giáng Sinh và Mùa Phục Sinh không thuộc mùa nào đặc biệt, nên Giáo Hội gọi là các Chúa Nhật Quanh Năm; chúng ta tạm gọi là Mùa Quanh Năm. Mùa Quanh Năm gồm 34 Chúa Nhật, chia làm hai phần, sau Mùa Giáng Sinh có khoảng 8 Chúa Nhật, và sau Mùa Phục Sinh có khoảng 26 Chúa Nhật. Mùa Quanh Năm kết thúc với Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua.

Màu sắc Mùa Quanh Năm là màu xanh, nói lên niềm vy vọng.

Ngoài những Mùa này, Giáo Hội còn cử hành một số lễ về Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh; nhưng các Mùa giữ vai trò quan trọng hơn, vì chúng biểu lộ cho chúng ta biết những gì Chúa đã làm để cứu rỗi chúng ta đầy đủ hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
15 24.403
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm