Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào 2024?
Bói toán mê tín dị đoan phạt thế nào 2024? Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng đều tin vào sức mạnh của thần linh, của các thế lực siêu nhiên. Nhiều người lợi dụng lòng tin này để hành nghề bói toán, mê tín, dị đoan để trục lợi cá nhân
Trong bài viết này, Hoatieu.vn trả lời câu hỏi Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào? theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 38/2021/NĐ-CP
Quy định về xử phạt hành vi hành nghề bói toán, mê tín dị đoan
1. Tội hành nghề mê tín dị đoan là gì?
Mê tín dị đoan là có niềm tin vào những thứ mơ hồ, không có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực tâm linh và dẫn tới những hậu quả xấu không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn lan ra cả cộng đồng về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính mạng con người.
Mê tín, dị đoan mang ý nghĩa tiêu cực, khác với ý nghĩa tích cực của việc thờ cúng ông bà tổ tiên và các vị thần linh từ bao đời nay của người Việt.
Liên quan đến hành vi hành nghề mê tín dị đoan Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan tại điều 320 với mức phạt cao nhất của tội này là 10 năm tù.
2. Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào?
Người nào hành nghề bói toán, mê tín dị đoan phải chịu các hình thức xử phạt sau:
2.1. Mức xử phạt hành chính hành vi tổ chức mê tín dị đoan 2024?
- Xử phạt hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo:
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Ngoài ra, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi và căn cứ vào Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan mà theo trong luật thì hành vi đấy bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và có thể bị phạt gấp đôi với tổ chức. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, người có những hành vi nói trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
- Xử phạt hành chính hoặc phạt cảnh cáo theo quy định tại Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng Nghị định số 144/2021/NĐ-CP:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác.
2.2. Mức xử phạt hành sự hành vi tổ chức mê tín dị đoan 2024?
Ngoài ra, hành vi bói toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng
Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan, quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015:
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
3. Quy định pháp luật về tội hành nghề mê tín dị đoan
Các quy định pháp luật về hành vi mê tín, dị đoan được quy định tại:- Bộ luật Hình sự 2015
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP
4. Mức xử phạt người hành nghề mê tín dị đoan
Người hành nghề mê tín dị đoan có thể chịu các mức phạt từ xử phạt hành chính đến phạt tù tùy theo mức độ nghiêm trọng của hậu quả
5. Các dấu hiệu tội hành nghề mê tín, dị đoan
Tội hành nghề mê tín, dị đoan có các dấu hiệu sau:
- Chủ thể: Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự
- Khách thể: xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, sức khỏe, tính mạng
- Mặt khách quan: Hành vi bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan bị xử lý như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27