Ném mắm tôm vào nhà con nợ có vi phạm luật không?
Ném mắm tôm vào nhà người khác bị xử phạt không?
Tết là thời điểm đòi nợ ngày càng gia tăng. Do con nợ không trả tiền, nên chủ nợ dùng các biện pháp như ném mắm tôm vào nhà con nợ, tạt sơn để đe dọa con nợ. Vậy hành vi ném mắm tôm vào nhà con nợ bị xử phạt như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.
1. Xử phạt hành chính hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác
Hành vi ném mắm tôm, tạt sơn vào nhà người khác sẽ làm hoen bẩn và gây mất vệ sinh chung. Trong đó, để xử lý hành vi gây mất vệ sinh chung tại nhà ở, cơ quan, nơi làm việc… tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi này như sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác…
Như vậy, hành vi ném mắm tôm, tạt sơn vào nhà người khác để đòi nợ có thể bị phạt tù từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm.
2. Ném mắm tôm vào nhà con nợ có bị đi tù?
- Tội gây rối trật tự công cộng
Căn cứ Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi ném mắm tôm vào nhà con nợ thuộc vào tội gây rối trật tự công cộng, mức phạt như sau:
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Hành vi ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ không chỉ ảnh hưởng riêng với người bị đe dọa mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Do đó, ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ ở nơi có nhiều người qua lại, nơi công cộng chính là một trong những hành vi gây rối trật tự công cộng.
Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm, có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng.
- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Nếu việc ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ khiến tài sản của người khác bị hư hỏng, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể, tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổi sung bởi khoản 36 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 quy định:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm, người tạt sơn, ném mắm tôm đòi nợ có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Tội đánh bạc 2021 khi nào bị phạt tiền? Xúc phạm danh dự nhân phẩm nhà giáo, bị phạt thế nào? từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Nông Phương Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hình sự
Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của người khác đều bị xử lý?
Quảng cáo thần y, nhà tôi ba đời phạt thế nào?
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, không áp dụng hình phạt nào sau đây?
Điều kiện rút ngắn thời gian thử thách án treo 2024
Những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
Định giá tài sản là gì?