Mũ bảo hiểm có phải là hung khí nguy hiểm?
Chiếc mũ bảo hiểm thoạt nhìn có vẻ vô hại, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó có thể được dùng để đánh người khác. Mũ bảo hiểm có phải là hung khí nguy hiểm? Cùng xem những phân tích của Hoa Tiêu để hiểu khi nào mũ bảo hiểm được xếp là hung khí nguy hiểm.
Mũ bảo hiểm là loại hung khí gì?
1. Quy định về hung khí nguy hiểm 2024
Theo quy định tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP, dùng hung khí nguy hiểm là việc sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm được quy định tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Nên có thể hiểu rằng, hung khí nguy hiểm gồm vũ khí, phương tiện nguy hiểm. Trong đó:
Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ) bao gồm:
- Vũ khí quân dụng (súng ngắn, súng trường, súng liên thanh)
- Vũ khí thể thao (súng trường, súng ngắn thể thao, súng hơi...)
- Súng săn
- Vũ khí thô sơ: Dao găm, kiếm, giáo, mác, mã tấu...quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung nỏ, côn, chông, cạm bẫy
Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
- Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...
- Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...
- Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...
2. Mũ bảo hiểm có phải là hung khí nguy hiểm?
Dựa theo sự miêu tả trên thì mũ bảo hiểm có phải là hung khí nguy hiểm? Mũ bảo hiểm là công cụ được sản xuất để phục vụ sinh hoạt của con người. Liệu nó có thể gây thương tích cho người khác?
- Đối với loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn được làm bằng chất liệu khá chắc chắn thì nó có thể gây ra thương tích khi con người dùng nó để đánh, đập vào người khác. Trong trường hợp này nó là phương tiện nguy hiểm => Nó được tính là hung khí nguy hiểm
- Đối với loại mũ bảo hiểm thời trang, mỏng nhẹ thì khả năng gây ra thương tích cho người khác tương đối thấp => Trong trường hợp này nó không là hung khí nguy hiểm.
Để biết thêm các quy định khác về hung khí nguy hiểm, mời các bạn đọc bài: Danh mục hung khí nguy hiểm.
3. Mũ bảo hiểm có được xác định là hung khí không?
Hiện nay, pháp luật chưa định nghĩa thế nào là hung khí, mà chỉ có định nghĩa về hung khí nguy hiểm và cũng chỉ có hung khí nguy hiểm là tình tiết tăng nặng chứ không có tình tiết tăng nặng nào là hung khí.
Mũ bảo hiểm được sản xuất ra phục vụ đời sống con người nên nó không là vũ khí, tuy nhiên nó có thể là hung khí nguy hiểm khi thuộc trường hợp phân tích tại mục 2 bài này.
4. Dùng mũ bảo hiểm gây thương tích cho người khác có bị xử lý?
Dùng mũ bảo hiểm gây thương tích cho người khác sẽ bị xử lý tùy thuộc vào mức độ thương tích của nạn nhân.
- Nếu tỉ lệ thương tật trên 11% hoặc dưới 11% nhưng đáp ứng các điều kiện luật định thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Tỷ lệ thương tích dưới 11%, không thuộc các trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP tại Điều 7 và Điều 52.
Hành vi | Mức phạt |
Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; | Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng |
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng |
Đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu và buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh) |
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Mũ bảo hiểm có phải là hung khí nguy hiểm? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Hình sự
Những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là?
Mất bao nhiêu tiền thì báo công an?
Bãi nại là gì?
Thế nào là hành vi gây rối trật tự công cộng? Mức xử phạt gây rối trật tự công cộng.
Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự 2024