Trách nhiệm của chủ xe khi cho mượn xe gây tai nạn
Chắn hẳn đại đa số mọi người đều đã từng cho người khác mượn xe và coi việc cho mượn xe là điều đơn giản. Tuy nhiên trong trường hợp người mượn xe gây tai nạn giao thông thì chủ sở hữu xe có phải chịu trách nhiệm?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Trách nhiệm của chủ xe khi cho mượn xe gây tai nạn theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015.
Trách nhiệm của chủ sở hữu xe khi cho người khác mượn xe
1. Trách nhiệm của chủ xe khi cho mượn xe gây tai nạn
Chủ sở hữu xe khi cho người khác mượn phương tiện của mình rồi gây tai nạn giao thông có thể phải chịu các trách nhiệm sau đây:
- Trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 264 Bộ luật Hình sự 2015
- Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại
Trong các trường hợp nào thì chủ sở hữu phương tiện phải chịu một trong các trách nhiệm trên?
Mời các bạn tham khảo các mục dưới đây
2. Phương tiện giao thông gây tai nạn, người cho mượn xe phải bồi thường?
Người cho mượn xe (chủ sở hữu xe) phải bồi thường thiệt hại khi cho người khác mượn xe gây tai nạn giao thông trong trường hợp xe đó là nguồn nguy hiểm cao độ được quy định tại điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: phương tiện giao thông vận tải cơ giới (ví dụ xe ô tô)
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Để có căn cứ xác định trách nhiệm các bên thì phải xác định được tai nạn xảy ra do lỗi cố hữu của xe (lỗi kỹ thuật) hay lỗi vi phạm giao thông của người lái xe.
- Vấn đề thứ nhất nếu do lỗi cố hữu của xe:
Trường hợp người mượn xe điều khiển chiếc xe đang di chuyển đúng luật, đúng phần đường, làn đường, đúng tốc độ mà xảy ra sự cố nổ lốp xe, đứt dây phanh,... gây tai nạn thì thiệt hại đó được coi là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Các trường hợp khác không được coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ tạo nên.
Đối với trường hợp này, theo Khoản 2, Điều 601 Bộ Luật Dân sư 2015 chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu chứng minh được việc mượn xe, có nhận bàn giao xe thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về người mượn xe
- Vấn đề thứ hai nếu do lỗi của người lái xe
Trường hợp tai nạn xảy ra do hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ thì người lái xe phải bồi thường theo quy đinh tại Điều 584 BLDS 2015. Ngoài ra, nếu người điều khiển giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ gây tai nạn dẫn đến chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 BLHS 2015 với khung hình phạt lên đến 15 năm tù giam.
3. Cho người không có bằng lái mượn xe gây tai nạn
Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
=> Tùy từng mức độ hậu quả mà chủ sở hữu xe có thể phải chịu các hình phạt tương ứng từ phạt tiền đến phạt tù với mức cao nhất là 07 năm tù giam
4. Cho người khác mượn xe máy gây tai nạn
Khi cho người khác mượn xe máy gây tai nạn phải xác định thiệt hại và lỗi
Nếu đủ yếu tố cấu thành tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại mục 3 bài này thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm hình sự, ngoài ra nếu đáp ứng được điều kiện "tai nạn do lỗi cố hữu của xe" như mục 2 phân tích thì còn phải chịu bồi thường thiệt hại tại mục này
Nếu không đủ yếu tố cấu thành tội phạm tại mục 3 bài này thì chế độ trách nhiệm được quy định tại mục 2
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời cung cấp các quy định về Trách nhiệm của chủ xe khi cho mượn xe gây tai nạn. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27