Tội cưỡng đoạt tài sản 2024

Người dân thường bị nhầm và chưa hiểu rõ về tội cưỡng đoạt tài sản. Vậy Tội cưỡng đoạt tài sản 2024 được quy định thế nào. Mời bạn đọc bài viết này của Hoatieu.vn để hiểu rõ hơn về nó nhé.

1. Định nghĩa tội cưỡng đoạt tài sản

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 thì tội cưỡng đoạt tài sản là:

Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần bằng các thủ đoạn khác để buộc chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm với tài sản phải giao tài sản. Nó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.

2. Tội cưỡng đoạt tài sản 2024

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Như vậy, tội cưỡng đoạt tài sản nếu như vi phạm sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tùy vào mức độ và tính chất vi phạm. Ngoài ra, người phạm tội này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau:

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do đó, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản ngoài việc phải bị phạt thì còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Tội cưỡng đoạt tài sản 2021

3. Dấu hiệu cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

  • Về khách thể

Tội cưỡng đoạt tài sản vừa xâm hại đến hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Theo đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.

  • Về mặt khách quan 

Hành vi tội cưỡng đoạt tài sản: Tội cưỡng đoạt tài sản này được thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người khác, nhằm chiếm đoạt tài sản.

Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ hãi và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực với mình. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có thể suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.

Hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Hậu quả: Đe dọa đến quyền sở hữu và nhân thân của người bị hại.

  • Về mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

  • Về chủ thể

Là người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Như vậy trên đây là những dấu hiệu bắt buộc của tội cưỡng đoạt tài sản. Việc phân tích như vậy sẽ giúp mọi người hiểu rõ và kỹ càng hơn về loại tội phạm này.

4. Căn cứ pháp lý của tội cưỡng đoạt tài sản

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản, Phân biết tội cướp và tội cưỡng đoạt tài sản từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 35
0 Bình luận
Sắp xếp theo