Phân biệt Tội cướp tài sản và Tội cưỡng đoạt tài sản

Tải về

Sự khác nhau giữa Tội cướp tài sản và Tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản có những điểm giống nhau cơ bản về mặt khách thể, mặt chủ quan, chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên có nhiều điểm khác nhau, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Tiêu chí

Cướp tài sản

(Điều 168 BLHS 2015)

Cưỡng đoạt tài sản

(Điều 170 BLHS 2015)

Giống nhau

Khách thể

- Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác (của các cơ quan, tổ chức, cá nhân)

- Xâm phạm đến quyền nhân thân (vì có thực hiện hành vi tác động đến người đang quản lý tài sản).

Chủ quan

- Lỗi: Cố ý trực tiếp

- Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản (mục đích bắt buộc)

Chủ thể

Bất kỳ người nào thực hiện, khi họ có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định (Từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên đối với cưỡng đoạt tài sản phải là phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới; nếu tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì phải từ đủ 16 tuổi mới chịu trách nhiệm HS)

Loại cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm hình thức (tức chỉ cần có hành vi khách quan được quy định trong luật mà không cần hậu quả xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi; khi đó tội phạm đã được xem là hoàn thành).

Khác nhau

Hành vi khách quan

Dùng vũ lực, đe dọa ngay tức khắc dung vũ lực hoặc dung thủ đoạn khác làm người có trách nhiệm về tài sản lâm vào tình trạng không thể tự vệ được để chiếm đoạt tài sản.

Đe dọa sẽ dùng vũ lựchoặc thủ đoạn khác nhau uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản, buộc người có trách nhiệm về tài sản giao nộp tài sản nếu không giao nộp tài sản họ sẽ bị áp dụng dùng vũ lực hoặc sẽ bị gây thiệt hại đến nhân thân.

=> Đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản:

Tội cướp tài sản: Đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực Tội cưỡng đoạt tài sản: đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản.

Trình trạng về mặt ý chí của nạn nhân

Nạn nhân bị tê liệt về mặt ý chí do hành vi của người phạm tội gây ra , rơi vào tình trạng không thể chống cự được.

Hành vi “sẽ dùng vũ lực” không diễn ra “ngay tức khắc” nên không làm cho nạn nhân bị tê liệt về mặt ý chí mà nạn nhân vẫn có thể chống cự được. Và nạn nhân vẫn còn khả năng, điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc, chọn lựa, quyết định hành động trong một giới hạn nhất định.

Hình phạt

- Khung thứ nhất: 3 -10 năm

- Khung thứ hai: 7 – 15 năm

- Khung thứ ba: 12 – 20 năm

- Khung thứ tư: 18 – 20 năm hoặc tù chung thân.

(Lưu ý: Chuẩn bị phạm tội thì hình phạt là: 1-5 năm)

- Khung thứ nhất: 1 – 5 năm

- Khung thứ hai: 3 -10 năm

- Khung thứ ba: 7 -15 năm

- Khung thứ tư: 12 -20 năm

-> Tội cướp và cưỡng đoạt tài sản có hình phạt khác nhau vì tội cướp tài sản có mức độ nguy hiểm hơn so với tội cưỡng đoạt tài sản.

Đánh giá bài viết
3 542
Phân biệt Tội cướp tài sản và Tội cưỡng đoạt tài sản
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm