Phân biệt tội dùng nhục hình và tội bức cung
Sự khác nhau giữa tội dùng nhục hình và tội bức cung
Tội dùng nhục hình và tội bức cung được quy định tại Điều 373 và Điều 374 Bộ luật hình sự 2015. Điểm khác nhau cơ bản của hai tội phạm này nằm ở hành vi khách quan. Để tìm hiểu rõ hơn về điểm giống và khác nhau giữa 2 khái niệm này, mời các bạn tham khảo bài viết.
- Phân biệt “nơi thường trú” và “nơi tạm trú”
- Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết
- Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự
1. Phân biệt tội dùng nhục hình và tội bức cung
Tội dùng nhục hình và tội bức cung rất dễ gây nhầm lẫn vì hai tội này tồn tại khá nhiều điểm chung:
- Hai tội phạm này đều xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp, xâm phạm đến quyền được tôn trọng, và bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn trong việc điều tra, truy tố, xét xử.
- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
Điểm khác nhau:
Tội dùng nhục hình | Tội bức cung | |
Cơ sở pháp lý | Điều 373 Bộ luật hình sự 2015 | Điều 374 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 |
Khái niệm | Nhục hình là phương pháp tra tấn, gây đau đớn về thể xác người bị điều tra, xét hỏi hoặc bị giam giữ cải tạo như đánh đập, bắt nhịn đói, ăn cơm nhạt, không cho uống nước, bắt nằm lạnh, vv. Dùng nhục hình trong hoạt động tư pháp (hoạt động điều tra, xét xử vụ án và giáo dục, cải tạo người phạm tội) là một tội phạm | Bức cung là Hành vi của người có trách nhiệm lấy lời khai trong hoạt động tư pháp đã sử dụng những thủ đoạn khác nhau cưỡng ép người bị lấy lời khai phải khai sai những điều họ biết. |
Loại cấu thành tội phạm | Cấu thành tội phạm hình thức | Cấu thành tội phạm vật chất |
Hành vi | Hành vi khách quan của tội dùng nhục hình là hành vi dùng nhục hình, đó là những hành vi có tính chất hành hạ, gây đau đớn về thể xác, xúc phạm đến nhân phẩm danh dự của người khác. | Hành vi khách quan của tội bức cung là hành vi bức cung, dùng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị thẩm vấn phải khai ra sự thật. Thủ đoạn mà người phạm tội có thể dùng để cưỡng ép người bị thẩm vấn khai sai sự thật có thể là: đe doạ sẽ dùng nhục hình; đe doạ sẽ xử nặng; đe doạ sẽ bắt giam, xét xử người thân thích như vợ, con…. |
Hậu quả | Không là dấu hiệu bắt buộc Chỉ cần có hành vi dùng nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự | Là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm Hành vi bức cung phải dẫn tới hậu quả người bị thẩm vấn đã khai sai và do vậy gây hậu quả nghiêm trọng cho việc giải quyết vụ án. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là hậu quả xử sai một cách nghiêm trọng (oan hoặc bỏ lọt, xử phạt quá nặng hoặc xử phạt quá nhẹ…) hoặc có thể bắt giam người sai… |
Hình phạt, khung hình phạt | + Trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tùy theo mức độ vi phạm. | + Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tù hoặc tù chung thân tùy theo mức độ vi phạm. |
Kết luận: Cần xem xét hành vi, hậu quả của người phạm tội gây ra nhằm xác định đúng tội danh và hình phạt.
2. Ví dụ về tội bức cung và tội dùng nhục hình
- Ví dụ về tội Bức cung:
Anh A bị tình nghi về tội danh giết người, A không có chứng cứ ngoại phạm nhưng bản thân A không là người thực hiện hành vi đó. Nhưng trong quá trình điều tra có một số chứng cứ khiến cơ quan nghi ngờ A. Để bổ sung chứng cứ và kết thúc vụ án thì anh H là người trực tiếp thẩm vấn A.
Trong quá trình thẩm vấn thấy A vẫn không nhận tội thì H đã dùng thủ đoạn đe doạ A rằng nếu như không nhận tội thì vẫn phải ở tù và không được giảm án, người thân cũng bị đưa ra xét xử, còn nếu nhận tội thì sẽ được khoan hồng. Vì thiếu hiểu biết pháp luật nên A đã nhận tội danh giết người dù bản thân không thực hiện.
Có thể thấy Hành vi của H đã vi phạm về tính xác thực và đúng đắn trong quá trình điều tra khiến cho hậu quả xảy ra với A. Vậy nên H sẽ bị trừng phạt.
- Ví dụ về tội dùng nhục hình:
T có hành vi trộm cắp và bị người dân bắt được đem lên cơ quan công an trong đêm. Khi lên cơ quan công an T không khai nhận hành vi của mình dù có nhiều người chứng kiến. Vì quá bức xúc nên cán bộ công an đã đánh T và bắt ép T khai sự thật. Vì quá sợ nên T đã nhận tội.
Dù T sai nhưng cán bộ không được phép đánh người vi phạm, đây là hành vi được coi là nhục hình.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt tội dùng nhục hình và tội bức cung. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Pháp luật chuyên mục Văn bản pháp luật liên quan.
- Chia sẻ:
Tran Thao
- Ngày:
Phân biệt tội dùng nhục hình và tội bức cung
94,4 KB 22/08/2018 5:18:00 CHTải xuống định dạng .Doc
27,5 KB 22/08/2018 5:24:07 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Thông tư 61/2017/TT-BCA về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự
-
Thủ tục xin xóa án tích 2025
-
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
-
Thông tư 14/2020/TT-BCA hướng dẫn chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân
-
Danh mục bí mật nhà nước của viện kiểm sát
-
Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC
-
Phân biệt vụ án hình sự và vụ án dân sự
-
Phân biệt tội dùng nhục hình và tội bức cung
-
Công văn 196/TANDTC-PC
-
Ai bồi thường thiệt hại khi chung cư bị cháy?
-
Luật thi hành án hình sự số 53/2010/QH12
-
Bộ Luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13

Bài viết hay Trách nhiệm hình sự
Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
Tổng hợp 72 án lệ đã được công bố áp dụng vào xét xử (File Word)
Luật thi hành án hình sự sửa đổi 2019
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13
Thông tư 61/2017/TT-BCA về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự
Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP áp dụng quy định về “Các tội phạm về ma túy”
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác