Công chứng, chứng thực khác nhau thế nào?
Chúng ta thường hay gọi chung chung là công chứng, chứng thực hồ sơ. Thế nhưng bạn có biết công chứng và chứng thực là hai thủ tục khác nhau?
Trong bài viết "Công chứng, chứng thực khác nhau thế nào?", Hoatieu.vn sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về hai hoạt động này theo quy định tại Luật Công chứng 2014 và nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Phân biệt công chứng, chứng thực
1. Công chứng là gì?
Điều 2 Luật Công chứng 2014 định nghĩa công chứng như sau:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Có 2 hình thức tổ chức hành nghề công chứng là: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
2. Chứng thực là gì?
Dưới khía cạnh pháp lý, chứng thực được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.
Theo điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực bao gồm:
- “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính
- “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực
- “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch
3. Phân biệt công chứng, chứng thực:
Tiêu chí | Công chứng | Chứng thực |
Căn cứ pháp lý | Luật Công chứng 2014 | Nghị định 23/2015/NĐ-CP |
Thời hạn | Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc | Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP |
Thẩm quyền | Do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện. - Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng). - Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác). | Chủ yếu cho cơ quan nhà nước thực hiện. - Phòng Tư pháp. - UBND xã, phường. - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. - Công chứng viên. Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau. |
Bản chất | Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. - Mang tính pháp lý cao hơn. | - Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức. |
Giá trị pháp lý | - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. | - Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. |
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân biệt công chứng - chứng thực. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
Tham khảo thêm
Thủ tục nộp thuế trước bạ xe máy cũ 2021
Lỗi không mang bảo hiểm xe máy 2023 phạt bao nhiêu?
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt 2025?
Mức thuế trước bạ xe máy mới nhất 2025
Chống người thi hành công vụ 2021 phạt bao nhiêu?
Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào?
Ví dụ về vi phạm hành chính 2025
Lệ phí sang tên xe máy cũ 2025
- Chia sẻ:
Trần Thị Dung
- Ngày:
Công chứng, chứng thực khác nhau thế nào?
91,8 KB 19/12/2020 11:27:59 SATải xuống file .Doc
32,5 KB 21/08/2018 11:11:55 SA

Gợi ý cho bạn
-
Thủ tục đăng ký lại khai sinh, cấp lại giấy khai sinh mới nhất năm 2025
-
Quốc khánh 2025 được nghỉ mấy ngày?
-
23 Lỗi giao thông bị giữ xe năm 2025
-
17 tuổi có được thi bằng lái xe?
-
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch 2025
-
Trình tự, thủ tục trừ điểm giấy phép lái xe 2025
-
Đánh đập, hành hạ vật nuôi 2025 bị xử phạt thế nào?
-
Mức xử phạt sang tên sổ đỏ không đăng ký biến động đất đai từ 4/10/2024
-
Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Mức phạt quên giấy tờ xe ô tô 2025
-
Đốt pháo trái phép năm 2025 bị phạt như thế nào?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Tên viết tắt các cơ quan, tổ chức trong ngành Công an 2025
-
Câu hỏi thu hoạch lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng 2025
-
Hướng phấn đấu của bản thân khi đứng vào hàng ngũ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2025
-
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ, 30/04, 01/05 năm 2025
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Khoa học 2025
-
Danh sách tỉnh, huyện xã Việt Nam 2025
-
Từ Đảng viên có phải viết hoa không?
-
Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?
-
Ví dụ về sử dụng pháp luật (20+ Ví dụ)
-
6 Cách tra cứu số CCCD 2024 online
-
Liệt sĩ hay Liệt sỹ, từ nào đúng chính tả?
-
Số hiệu trên bảng tên công an

Bài viết hay Hành chính
Xăm hình có được đi nghĩa vụ quân sự không 2025?
Không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không?
Các tiêu chí công nhận Gia đình văn hóa 2025
Hướng dẫn thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Điều kiện kết nạp vào Hội cựu chiến binh năm 2025
Quy định trang phục Công an nhân dân 2025