Phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết?
Phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết? Đều là những văn bản quy phạm pháp luật, vậy Luật, nghị định, thông tư, nghị quyết, pháp lệnh khác nhau như thế nào? Những văn bản pháp lý này sẽ có những giá trị pháp lý khác nhau tránh sự chồng chéo của pháp luật và tạo ra sự đồng nhất trong các quy định pháp luật khi áp dụng. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Phân biệt các văn bản quy phạm pháp luật
1. Phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết, pháp lệnh
Văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản có chứa những quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật phải ban hành theo đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục và hình thức. Vì thế những văn bản quy phạm pháp luật khác nhau sẽ có giá trị pháp lý khác nhau, những văn bản cấp dưới vi phạm văn bản cấp trên sẽ không được ban hành hoặc bãi bỏ.
1.1 Quy định về Luật
Là văn bản có giá trị cao sau Hiến Pháp và do Quốc hội ban hành. Được ban hành bởi Quốc hội nên được đưa ra trong các cuộc họp để xem xét và sửa đổi. Ban hành văn bản cũng được biểu quyết theo đa số trong Quốc Hội.
Bộ luật, luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Nói cách khác, bộ luật, luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản thuộc các lĩnh vực về đối nội và đối ngoại của quốc gia.
Bộ luật, luật có tính chất cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp theo những ngành luật hoặc các lĩnh vực pháp luật chuyên biệt, ví dụ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình…
Trong khoa học pháp lý, bộ luật và luật đều được gọi là đạo luật; sự khác nhau giữa bộ luật và luật thường không nhiều. Tuy nhiên, bộ luật thường điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội rộng lớn và có tính bao quát; bộ luật là “xương sống” của một ngành luật.
Ngoài ra, các bộ luật lớn còn chứa đựng những nguyên tắc chi phối các ngành luật lân cận. Ví dụ: các quy định của Bộ luật Dân sự có thể được viện dẫn trong khi giải quyết các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật thương mại…
Luật được Quốc hội ban hành để quy định về :
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
- Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
- Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
- Quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Chính sách cơ bản về đối ngoại;
- Trưng cầu ý dân;
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
1.2 Quy định về Nghị quyết
Nghị quyết là Hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.
Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Nghị quyết được Quốc Hội ban hành để quy định về :
- Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
- Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Đại xá;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Họ thường ban hành nghị quyết để quy định:
- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của
- Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
- Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì
- Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ hợp gần nhất;
- Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
- Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1.3 Quy định về Nghị định
Nghị định là Hình thức văn bản do chính phủ ban hành và dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.
Nghị định được Chính Phủ ban hành để quy định về :
- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
- Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1.4 Quy định về Thông tư
Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định.
Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.
Ví dụ Thông tư về quy trình đăng ký giấy tờ xe do Bộ Công An ban hành hướng dẫn các vấn đề liên quan đến việc đăng ký biển số xe cho cán bộ và người dân.
1.5 Quy định về Pháp lệnh
Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Pháp lệnh được thông qua khi quá nửa số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tán thành ý kiến và có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước kí và công bố. Thông thường sẽ được quy định chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày thông qua, trừ khi ngày có hiệu lực được quy định cụ thể trong pháp lệnh hoặc Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại pháp lệnh.
Các quan hệ xã hội do pháp lệnh điều chỉnh, ban hành thường là các quan hệ quan trọng, cơ bản nhưng chưa thật ổn định hoặc chưa được Quốc hội quy định, sau một thời gian có thể được nâng lên thành luật. Ví dụ như luật về khiếu nại tố cáo trước kia khi chưa có luật thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành văn bản Pháp lệnh và sau thời gian được Quốc hội xem xét và nâng lên thành luật.
2. Thứ tự giá trị pháp lý của luật, nghị định, thông tư, nghị quyết
Các bạn có tò mò văn bản quy phạm pháp luật nào có giá trị pháp lý cao hơn không? Nếu cùng quy định về 1 vấn đề thì văn bản nào sẽ được ưu tiên áp dụng trước?
Theo quy định tại điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì thứ tứ giá trị pháp lý của luật, nghị định, thông tư, nghị quyết được xác định theo thứ tự sau:
- Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Như vậy giá trị pháp lý của các văn bản lần lượt là Luật => Nghị định => Nghị quyết => Thông tư.
Như vậy có thể thấy tùy theo chủ thể ban hành, loại văn bản quy phạm pháp luật mà những văn bản này sẽ có giá trị pháp lý khác nhau. Trường hợp có sự xung đột về quy định thì ưu tiên áp dụng những văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Việc quy định thứ tự giá trị pháp lý giúp cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng và nhất quán hơn.
Ví dụ cùng quy định về 1 vấn đề cụ thể thì pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có giá trị pháp lý cao hơn nghị định của Chính phủ vì thế áp dụng quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Những quy định này cũng nhằm bảo vệ hiến pháp và pháp luật mà nhà nước đã ban hành.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật,
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Ngọc Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công