10 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công

Vào ngày 8/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Quy định này đã liệt kê cụ thể 10 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công. Trong bài viết này, Hoa Tiêu sẽ tổng hợp chi tiết cho các bạn những hành vi đó, mời các bạn cùng tham khảo.

Tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công luôn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và đạo đức. Đây là hành vi trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và Nhà nước. Luật pháp Việt Nam đã ban hành rất nhiều hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm, tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi.

1. Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công

Tại Điều 9 Quy định số 189-QĐ/TW 2024 nêu rõ những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công gồm:

Thứ nhất: Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, ban hành các văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công.

Thứ hai: Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.

Thứ ba: Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.

Thứ tư: Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.

Thứ năm: Sử dụng tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.

Thứ sáu: Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.

Thứ bảy: Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.

Thứ tám: Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.

Thứ chín: Thực hiện không đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đấu thầu, đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, tài sản của Đảng, Nhà nước.

Thứ mười: Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

10 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công

2. Ai được phép quản lý, sử dụng tài sản công?

Theo Điều 21 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 2017 quy định những cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công bao gồm:

- Cơ quan nhà nước.

- Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

- Đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.

Việc phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là trong quản lý, sử dụng tài sản công đòi hỏi cả một quá trình lâu dài, cần sự nỗ lực của toàn xã hội. Mỗi người dân nên nâng cao ý thức trách nhiệm, cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
5 18
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng