Tra cứu giấy phép lái xe 2024 theo tên, GPLX bị tạm giữ mới nhất

Tra cứu giấy phép lái xe 2024 theo tên, GPLX bị tạm giữ năm 2024 - Làm thế nào để biết được GPLX mình đang sở hữu là giấy phép thật - giả? Chỉ với các thao tác đơn giản dưới đây các bạn có thể tra cứu các thông tin liên quan QPLX của mình.

Việc tra cứu giấy phép lái xe để nhằm kiểm tra giấy phép lái xe của người điều khiển là thật hay giả để phát hiện và xử lý vi phạm. Còn đối với một số người cấm cố giấy tờ thì cần kiểm tra để biết giấy tờ đó là thật hay giả để tránh bị lừa đảo. Việc tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả rất tiện ích với người có giấy phép xem xét giấy tờ của mình có thông tin chính xác hay không.

1. Hướng dẫn tra cứu thông tin GPLX, giấy phép lái xe bị tạm giữ

1.1 Tra cứu giấy phép lái xe trên website của Cục Đường bộ

Bước 1: Truy cập vào trang thông tin gplx.gov.vn của Cục Đường bộ Việt Nam tra cứu giấy phép lái xe.

Giao diện website như hình bên dưới. Quan sát góc trên bên trái có khung Tra cứu GPLX

Trang thông tin GPLX tại gplx.gov.vn

Bước 2: Nhập số GPLX cần tra cứu vào ô tìm kiếm.

Số GPLX là dãy số đỏ ngay bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER'S LICENSE.

Nhập số GPLX cần tra cứu vào ô tìm kiếm

Nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả các ký tự chữ (nếu có).

Sau đó chọn loại bằng lái xe tương ứng:

  • GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Nếu bằng lái của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.
  • GPLX PET (có thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
  • GPLX PET (không thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3

Bước 3: Bạn nhất nút "Tra cứu" để xem kết quả

Nếu bạn nhập sai (số GPLX không có thực) thì hệ thống sẽ báo "Không tìm thấy số GPLX đã nhập". Còn trường hợp bạn nhập đúng thì có các khả năng:

Trường hợp 1: Vẫn thông báo "Không tìm thấy số GPLX đã nhập". Với trường hợp này, nếu bằng lái của bạn là bằng vật liệu PET thì đó chắc chắn là bằng giả. Còn nếu là bằng vật liệu giấy (bằng cũ) thì có thể bằng quá cũ nên chưa kịp cập nhật lên hệ thống.

Trường hợp 2: Hiển thị rõ các thông tin như trên bằng lái giống hình bên dưới.

  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh
  • Số GPLX
  • Số phôi thẻ
  • Nơi cấp GPLX
  • Hạng GPLX
  • Ngày cấp bằng
  • Ngày hết hạn
  • Ngày trúng tuyển

Hiển thị rõ các thông tin như trên bằng lái

Ngoài ra, còn hiển thị luôn thông tin lịch sử vi phạm giao thông nếu người lái đã từng vi phạm.

Thông tin lịch sử vi phạm giao thông nếu người lái đã từng vi phạm

Trường hợp 3: Thông tin xuất ra không giống với thông tin GPLX bạn đang cầm thì đó cũng là bằng giả. Với trường hợp này, nếu trước đó bạn không biết bằng mình là giả thì bạn cần phải quay trở lại điểm cấp bằng cho bạn tìm hiểu nguyên nhân.

1.2 Tra cứu giấy phép lái xe trên VNeID

Theo Thông tư 28/2024/TT-BCA thì bắt đầu từ ngày 1-7-2024, việc kiểm tra thông tin giấy phép lái xe (GPLX), giấy đăng ký xe… đã được xác thực trên ứng dụng VNeID có giá trị tương đương như kiểm tra giấy tờ trực tiếp. Và người điều khiển phương tiện có thể bị tạm giữ GPLX trên ứng dụng VNeID nếu vi phạm giao thông. Người dân có thể tra cứu thông tin giấy phép lái xe, xuất trình GPLX bị tạm giữ trên ứng dụng VNeID.

Các bước tra cứu bằng lái xe, xuất trình GPLX trên VNeID như sau:

Bước 1: Tải ứng dụng VNeID trên điện thoại:

  • Tải ứng dụng VNeID miễn phí trên App Store hoặc Google Play.
Tải ứng dụng VNeID
Tải ứng dụng VNeID

Bước 2: Đăng nhập tài khoản VNeID:

  • Mở ứng dụng VNeID và chọn "Đăng nhập".
  • Nhập mã định danh cá nhân (CCCD) và mật khẩu của bạn.
  • Nếu chưa có tài khoản VNeID, bạn có thể chọn "Đăng ký" và thực hiện theo hướng dẫn.
Đăng nhập vào tài khoản VNeID
Đăng nhập vào tài khoản VNeID

Bước 3: Tại giao diện chính của ứng dụng, chọn vào mục "Ví giấy tờ" .

Chọn vào mục "Ví giấy tờ"
Chọn vào mục "Ví giấy tờ"

Bước 3: Tiếp tục chọn mục "Xuất trình giấy tờ".

Bước 4: Nhập passcode để xác thực.

Tra cứu GPLX trên VNeID

Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị danh sách các loại giấy tờ đã được tích hợp và có thể xuất trình. Chọn vào mục "Giấy phép lái xe" .

Bước 6: Nhấn nút "Xác nhận" để hiển thị thông tin chi tiết về giấy phép lái xe của bạn.

Bước 7: Chọn "Xuất trình giấy tờ" để hiển thị thông tin giấy phép lái xe.

- Nếu bạn không vi phạm và không bị tạm giữa GPLX, thông tin bằng lái xe sẽ hiển thị như: Số giấy phép, hạng GPLX, ngày cấp, nơi cấp GPLX, thời hạn.

Tra cứu giấy phép lái xe trên VNeID

- Trường hợp bạn vi phạm luật giao thông và bị tạm giữa GPLX, màn hình sẽ hiển thị kết quả về Số giấy phép, hạng GPLX, ngày cấp, nơi cấp GPLX, thời hạn và các thông tin như:

  • Thời hạn tạm giữ;
  • Cơ quan tạm giữ;
  • Chứng nhận đăng ký xe;

1.3 Tra cứu GPLX vi phạm trên website của Bộ Công an

Hiện nay, người dân có thể tra cứu giấy phép lái xe vi phạm trên website của Bộ Công an để nắm bắt được các thông tin liên quan đến giấy tờ xe cũng như lịch sử vi phạm giao thông nếu người đó đã từng vi phạm theo các bước sau.

Cách 1: Tra cứu giấy phép lái xe vi phạm trên website của Bộ Công an:

Bước 1: Truy cập website: www.csgt.vn

Bước 2: Tại giao diện trang chủ, tìm đến mục "Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh".

  • Nhập biển số xe và chọn loại phương tiện (xe máy, ô tô).
  • Nhập mã xác thực và bấm "Tra cứu".
Tra cứu giấy phép lái xe vi phạm trên website của Bộ Công an
Tra cứu giấy phép lái xe vi phạm trên website của Bộ Công an

Bước 3: Xem kết quả trả về:

  • Kết quả sẽ hiển thị số lần vi phạm, lỗi vi phạm, ngày vi phạm (nếu có).
  • Trường hợp có vi phạm và bị phạt nguội, thông tin chi tiết về vi phạm sẽ được cung cấp (thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện, số điện thoại đơn vị xử lý).
  • Nếu không có vi phạm, hệ thống sẽ thông báo "không tìm thấy kết quả".

Cách 2: Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp trên website của Bộ Công an:

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công của Bộ Công an theo địa chỉ https://www.csgt.vn/. Sau đó kéo để tìm mục Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp:

- Trường hợp sử dụng điện thoại thì kéo tới cuối trang;

- Trường hợp truy cập bằng máy tính thì mục Tra cứu xe sẽ nằm ở góc phải đầu trang.

Bước 2: Nhập thông tin về biển số xe, loại phương tiện vào từng mục tương ứng

Truy cập địa chỉ https://www.csgt.vn/.

Bước 3: Nhập mã bảo mật và nhấn Tra cứu

Nếu trang web trả về kết quả là không tìm thấy thì xe mà bạn muốn mua vẫn còn đăng ký đầy đủ, không thuộc trường hợp xe mất cắp.

Tra cứu xem mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp trên website của Bộ Công an

Tuy nhiên, cần lưu ý là việc tra cứu trên cũng chỉ mang tính tương đối vì một số đối tượng trộm cắp xe máy có thể làm giả biển số xe, giấy tờ xe liên quan và cả số khung, số máy của xe.

1.4 Tra cứu giấy phép lái xe qua tin nhắn SMS

Hiện nay, trên mạng đang có thông tin hướng dẫn tra cứu thông quan SMS như sau:

Tra cứu giấy phép lái xe qua tin nhắn SMS chỉ dành cho GPLX loại mới làm bằng vật liệu PET. Bạn soạn tin theo cú pháp bên dưới:

TC [dấu cách] [Số GPLX] rồi gửi đến số 0936.083.578 hoặc 0936.081.778

Sau khi bạn gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin GPLX cần tra cứu đến điện thoại của bạn bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, trạng thái vi phạm.

Tuy nhiên từ năm 2021, các đầu số này đã ngừng việc tra cứu. Hoatieu.vn sẽ cập nhật khi có đầu số mới và phương thức tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn mới

Tra cứu giấy phép lái xe qua tin nhắn SMS

1.5 Tra cứu giấy phép lái xe bằng mã QR

Lưu ý là cách tra cứu GPLX bằng mã QR chỉ áp dụng được đối với bằng lái xe có in mã QR ở mặt sau của giấy phép lái xe.

Hình ảnh giấy phép lái xe có mã QR ở mặt sau
Hình ảnh giấy phép lái xe có mã QR ở mặt sau

Theo Khoản 6, Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT:

"Loại giấy phép lái xe có mã hai chiều (QR) được cấp từ ngày 01/6/2020. Mã này dùng để đọc, giải mã nhanh thông tin trên giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe".

Mã QR này sẽ được in ở góc trái của mặt sau, trên tất cả các loại giấy phép lái xe các hạng như A1, B1, B2, D... bằng thẻ nhựa PET. Mã QR được tích hợp nhằm giúp cho các lực lượng chức năng có thể nhanh chóng đọc và giải mã các thông tin được in trên GPLX và liên kết với hệ thống thông tin quản lý GPLX để xem xét về tính hợp lệ.

Để tra cứu bằng lái xe qua QR, các bạn sử dụng điện thoại thông minh để quét mã theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Mở một ứng dụng có hỗ trợ tính năng quét mã QR như Zalo, Barcode Việt, Quét mã QR…

Ứng dụng Zalo có hỗ trợ tính năng quét mã QR
Ứng dụng Zalo có hỗ trợ tính năng quét mã QR

Bước 2: Chọn tính năng quét mã QR trên ứng dụng và hướng camera của thiết bị vào mã QR được in ở mặt sau GPLX. Đợi điện thoại tự động quét mã.

Bước 3: Xem kết quả:

- Nếu GPLX hợp lệ, màn hình sẽ hiển thị thông tin chính chủ như:

  1. Họ và tên, ngày sinh của người sở hữu bằng lái.
  2. Hạng GPLX
  3. Nơi cấp GPLX

- Trường hợp không hiển thị thông tin, thì GPLX là giả mạo.

2. Tra cứu giấy phép lái xe theo tên

Theo thông tin được biết để kiểm tra được giấy phép lái xe cần có một số thông tin độc quyền bắt buộc như số GPLX, số CMND, CCCD chứ chỉ có tên người cần tra cứu thì việc thực hiện tra cứu sẽ rất khó khăn vì trùng tên.

3. GPLX là gì? Các loại GPLX

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể để thể hiện rằng người đó đủ điều kiện vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới như xe máy, ô tô, xe bus, xe tải,…

Theo quy định tại điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 có các loại GPLX sau:

- Giấy phép lái xe không thời hạn:

  • Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  • Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
  • Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.

- Giấy phép lái xe có thời hạn:

  • Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
  • Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
  • Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
  • Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
  • Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

4. Không có GPLX phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt theo các mức sau:

Phương tiệnMức phạt
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3800.000 đồng đến 1.200.000 đồng
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Trên đây Hoatieu đã cung cấp cho bạn đọc Hướng Dẫn Tra Cứu Giấy Phép Lái Xe. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
17 7.734
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm