Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thế nào 2024?

Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thế nào 2024? Với ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn cần đáp ứng những điều kiện về số lượng thành viên và điều kiện về thành viên tham gia. Cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Điều kiện thành lập ban thanh tra ở xã, phường, thị trấn

Theo luật số 10/2022/QH15 quy định tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Các thành viên của ban thanh tra xã, phường, thị trấn gồm các thành viên được bầu từ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã. Yêu cầu số lượng thành viên ban thanh tra không được ít hơn 5 người.

Nhiệm kỳ của thành viên ban thanh tra nhân dân sẽ theo nhiệm kỳ của trưởng thôn, tổ dân phố trên cùng địa bàn. Vì thế những người nằm trong ban thanh tra nhân dân sẽ cùng làm nhiệm vụ của hai lĩnh vực trong cùng 1 nhiệm kỳ.

Trong nhiệm kỳ của các thành viên ban thanh tra nhân dân mà không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đề nghị thôn, tổ dân phố xem xét và cho thôi làm nhiệm vụ.

Khi khuyết thành viên và còn thời gian từ 6 tháng trở lên thì Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố phối hợp với Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố sẽ bầu và bổ sung thành viên.

Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

2. Tiêu chuẩn về thành viên ban thanh tra ở xã, phường, thị trấn

Cụ thể thành viên ban thanh tra xã phường thị trấn cần đạt những tiêu chuẩn như sau:

1- Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân.

2- Là công dân thường trú trên địa bàn và không đồng thời là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thế nào?
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thế nào?

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quy định cụ thể là:

  • Kiểm tra việc thực hiện các quyết định đã được Nhân dân bàn và quyết định; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
  • Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
  • Yêu cầu chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
  • Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của công dân, cộng đồng dân cư.
  • Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, công dân; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
  • Tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
  • Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của công dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Như vậy có thể thấy Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận những kiến nghị, phản ánh của cộng đồng dân cư và tổ chức liên quan đến phạm vi của Ban thanh tra. Sau khi tiếp nhận sẽ thực hiện lên cơ quan cấp trên để giải quyết và cũng đưa ra những giải pháp khắc phục. Vì thế Ban thanh tra nhân dân chính là giúp nhân dân giải quyết các khúc mắc và cải thiện đời sống cụ thể tại từng xã.

4. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

Mọi hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn sẽ thực hiện theo quy định như sau:

  • Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn sẽ do Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
  • Mọi chương trình hoạt động sẽ thực hiện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc cấp xã;
  • Ban Thanh tra nhân dân xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của mình theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
  • Trách nhiệm định kỳ báo cáo hoặc báo cáo khi có yêu cầu về hoạt động của mình với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã. Trưởng Ban Thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thế nào 2024?  Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 26
0 Bình luận
Sắp xếp theo