Người lao động, công chức nhập ngũ 2024 có bị mất việc làm không?

Tải về

Để góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội, Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã có quy định tuyển chọn, gọi nhập ngũ các cán bộ, công chức, viên chức. Vậy công chức nhập ngũ có bị mất việc làm không? Sau khi xuất ngũ thì công việc của công chức ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản có liên quan, người đang đi làm mà trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc tạm hoãn thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Công dân sau khi xuất ngũ sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật, cụ thể:

1. Đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc 2022?

Về công việc sau khi xuất ngũ: Khoản 3 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ như sau:

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:

a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;

b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;

c) Được trợ cấp tạo việc làm;

d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;

đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế, khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật....

Căn cứ vào khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019 quy định các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, cụ thể:

Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;…

Theo đó, khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, người lao động sẽ được tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, trong thời gian tạm hoãn hợp đồng, người này sẽ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.

Như vậy, người lao động sẽ không mất việc khi nhập ngũ mà chỉ tạm hoãn hợp đồng lao động để thực hiện nghĩa vụ của công dân.

Cùng với đó, khi người lao động hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự thì người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận lại người đó theo Điều 31 Bộ luật này quy định như sau:

Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, sau khi người lao động nói chung và công chức nói riêng hoàn thành nghĩa vụ quân sự mà hợp đồng lao động còn thời hạn thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải nhận người đó trở lại làm việc và bố trí đúng công việc theo hợp đồng.

2. Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ

Người lao động nhập ngũ có bị mất việc làm không?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, sau khi xuất ngũ thì công chức/người lao động sẽ có các chế độ đào tạo, học nghề giúp giải quyết việc làm, hỗ trợ công chức, người lao động nhanh chóng có công việc và ổn định cuộc sống sau xuất ngũ như sau:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 và Khoản 1 Điều 48 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

3. Không nhận lại công chức, người lao động khi xuất ngũ có bị phạt không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:

Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;

b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;…

Theo đó, khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, công chức/người lao động được quyền tạm hoãn hợp đồng lao động. Sau khi xuất ngũ, người sử dụng lao động phải nhận lại và bố trí công việc để người đó tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nếu không, sẽ bị phạt từ 3.000.000 đến 7.000.000 đồng.

Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ngoài ra, còn buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc, đồng thời phải trả lương trong những ngày không nhận người đó trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trên đây là bài viết Công chức nhập ngũ có bị mất việc làm không? Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác mục Hỏi đáp pháp luật như là:

Đánh giá bài viết
1 921
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm