Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa theo căn cứ nào?
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa theo căn cứ nào? Ly hôn là vấn đề không ai mong muốn, việc ly hôn đã ảnh hưởng đến con cái và phải phân chia quyền nuôi con, con cái sẽ được một người nuôi trực tiếp còn người còn lại sẽ phải chu cấp nuôi con đầy đủ. Tuy nhiên sau khi ly hôn việc nuôi con có thể được thay đổi khi có căn cứ của mà pháp luật quy định.
Căn cứ xác định thay đổi người trực tiếp nuôi con
1. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa theo căn cứ nào?
Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa theo căn cứ là khi:
- Cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con, thỏa thuận này sẽ tùy thuộc vào ý chí của hai bên.
- Hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
- Trường hợp con đã đủ 7 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con cái.
- Trường hợp cả cha mẹ, không đủ điều kiện nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định.
Vì thế nên khi nhận thấy người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện có thể thỏa thuận để chuyển đổi quyền nuôi con trực tiếp. Sau đó yêu cầu Tòa giải quyết thỏa thuận đó theo đúng quy định để được công nhận quyền nuôi con.
Nếu không thể thỏa thuận, người chồng, vợ có quyền nuôi con làm đơn lên cơ quan để xem xét lại quyền nuôi con nhưng phải đưa ra những căn cứ chứng minh đối phương không đủ điều kiện nuôi con.

2. Cơ quan có thẩm quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
Căn cứ vào khoản 1 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Theo đó Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người trực tiếp nuôi dưỡng con đang cư trú hoặc đang tạm trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Do đó khi muốn giành lại quyền nuôi con thì công dân cần làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con lên Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp nếu không xác định được hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người đang trực tiếp nuôi con thì khó để tòa án xác định và thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
3. Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con
Người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ theo điều 82 Luật hôn nhân và gia đình như sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ tôn trong quyền con được chung sống với người trực tiếp nuôi con và có nghĩa vụ cấp dưỡng. Bên cạnh đó cũng có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa theo căn cứ nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.
- Chia sẻ:
Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kinh nghiệm ly hôn đơn phương 2025
Án phí ly hôn 2025 đơn phương và thuận tình
Giấy quyết định ly hôn của tòa án 2025 mới nhất
Chia tài sản khi ly hôn đơn phương
Chia tài sản khi ly hôn 2025
Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?
Thời gian ly thân bao lâu thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn?
Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn 2025
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có những nguyên tắc nào cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?

Bài viết hay Dân sự
Thủ tục nhận hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08
Trình bày nội dung cơ bản của Luật nghĩa vụ quân sự GDQP 11
Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không 2025?
Vi phạm dân sự là gì? Ví dụ về vi phạm dân sự
Giấy đặt cọc mua đất 2025
Chị A đăng kí kinh doanh thuốc tân dược, chị B nộp hồ sơ thành lập công ty tư nhân