Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?

Dù vợ chồng có ly hôn thì quyền đối với con cái vẫn không thể chấm dứt, trong số đó có quyền thăm con sau ly hôn. Vậy nếu quyền này bị người khác ngăn cản thì xử lý thế nào?

Hoatieu.vn gửi đến các bạn bài Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào? theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014Nghị định 144/2021/NĐ-CP

1. Quyền thăm con sau ly hôn

Ly hôn là một sự kiện pháp lý dân sự được thực hiện bởi toà án, sau khi ly hôn thì chỉ có quyền nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân bị chấm dứt còn trách nhiệm quan hệ huyết thống vẫn được pháp luật đảm bảo.

Khoản 1 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Khoản 3 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

=> Quyền thăm con sau ly hôn của cha, mẹ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Bởi mối hệ cha mẹ với con cái là mối quan hệ huyết thống cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau theo văn hoá và truyền thống nước ta.

2. Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?

Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?

Quyền thăm con là quyền của cha, mẹ được pháp luật bảo vệ => Nếu người khác xâm phạm quyền này thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Tại điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Vậy bị ngăn cản thăm nuôi con sau ly hôn thì làm thế nào?

Nếu như bị ngăn cản không được thăm, chăm sóc con thì cần đến cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Uỷ ban nhân dân hoặc Công an về việc người có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án đảm bảo quyền lợi được thăm con theo quyết định của Toà án của bạn.

3. Không chu cấp có được quyền thăm con?

Như đã trình bày tại mục 1, quyền thăm con là quyền của cha, mẹ, không phụ thuộc vào vấn đề chu cấp hay không

=> Nếu bạn không chu cấp cho con nhưng không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thăm con dưới đây thì bạn vẫn được quyền thăm con. Nếu có người ngăn bản bạn có thể báo với những người có thẩm quyền được nêu ra tại mục 2 bài này để được bảo vệ quyền lợi.

Tuy nhiên nếu như bạn không thực hiện chu cấp cho con sau ly hôn theo quyết định của bản án thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 57. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó người vi phạm còn buộc phải thực hiện chu cấp cho con theo quyết định của bản án.

4. Hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

Thăm con sau ly hôn là quyền của cha mẹ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng được thực hiện quyền này một cách tự do, bừa bãi.

Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền thăm nom con, cụ thể:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

=> Nếu bạn lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và bị người trực tiếp nuôi con yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom thì bạn sẽ bị hạn chế quyền thăm con.

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp quy định pháp luật về Quyền thăm nom con sau ly hôn. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
16 142
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm