Quyền hưởng dụng theo quy định pháp luật

Hưởng dụng là việc người ta thường gặp phải nhiều trên thực tế nhưng lại không biết rõ đấy là quyền hưởng dụng theo quy định pháp luật. Do đó, bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn về quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng để bạn hiểu rõ hơn về nó.

1. Quyền hưởng dụng là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 257 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền hưởng dụng được hiểu như sau:

Điều 257. Quyền hưởng dụng

Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

2. Hiệu lực của quyền hưởng dụng

Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Quyền hưởng dụng theo quy định pháp luật

3. Thời hạn của quyền hưởng dụng

Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.

Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định pháp luật.

4. Quyền của người hưởng dụng

  • Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
  • Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.
  • Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.

5. Nghĩa vụ của người hưởng dụng

  • Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.
  • Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.
  • Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
  • Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.
  • Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
2 70
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi