Cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ phiếu bầu cử khi nào?

Cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ phiếu bầu cử khi nào? Phiếu bầu nào được coi là hợp lệ?

1. Cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ phiếu bầu cử khi nào?

Trong những trường hợp dưới đây, cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ phiếu bầu cử:

  • Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu cử thì được nhờ người khác viết hộ, người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu cử của cử tri.
  • Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu bầu cử được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

=> Việc viết hộ phiếu, bỏ phiếu bầu cử phải đảm bảo tính bí mật của phiếu bầu

2. Việc nhờ người khác bầu cử hộ là vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

Cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ phiếu bầu cử khi nào?

Nếu không thuộc 1 trong 2 trường hợp cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ phiếu bầu cử tại mục 1 bài này thì việc nhờ người khác bầu cử hộ là vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

Việc nhờ người khác bầu cử hộ là vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử.

Nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu ngoại trừ 2 trường hợp được Hoatieu.vn trích dẫn tại mục 1 bài này.

Để biết cụ thể các nguyên tắc bầu cử, mời các bạn tham khảo bài: Chế độ bầu cử là gì?

3. Phiếu bầu nào được coi là hợp lệ?

Phiếu bầu cử hợp lệ là phiếu bầu đáp ứng các điều kiện gì?

Phiếu bầu cử hợp lệ là phiếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra.
  • Phiếu có đóng dấu của Tổ bầu cử.
  • Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số lượng đại biểu đã ấn định cho đơn vị bầu cử.
  • Phiếu không ghi thêm tên người khác ngoài danh sách những người ứng cử hoặc ghi thêm nội dung khác.

4. Cách viết phiếu bầu cử

Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không được bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không được để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu. Tuy nhiên, trường hợp trên phiếu gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang nhưng gạch hết họ và tên của người ứng cử thì vẫn được tính là phiếu hợp lệ.

Trường hợp người ứng cử có hai tên (tên khai sinh, tên thường gọi) hoặc có chức vị, pháp danh, pháp hiệu theo tôn giáo, nếu cử tri không tín nhiệm người này, thì cần hướng dẫn cho cử tri gạch tất cả tên khai sinh, tên thường gọi hoặc chức vị, pháp danh, pháp hiệu tôn giáo của ứng cử viên đó. Tuy nhiên, nếu cử tri chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc tên thường gọi; chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc một dòng chức vị, pháp danh, pháp hiệu (đối với chức sắc tôn giáo) thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ.

Tương tự như vậy, trường hợp bên cạnh họ và tên của người ứng cử có cả ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn () do những người ứng cử trong danh sách ghi trên phiếu có cả họ, tên và tên đệm giống nhau, nếu cử tri không tín nhiệm người này, thì cần gạch hết cả họ và tên và ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn. Tuy nhiên, nếu cử tri chỉ gạch họ và tên mà không gạch ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ phiếu bầu cử khi nào? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 225
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi