Uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt?

Uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt? Theo quy định Luật An toàn giao thông hiện hành, người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà có chứa nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên Uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi ở Việt Nam, xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến. Trong bài viết này HoaTieu.vn sẽ giải đáp thắc mắc về việc Dắt bộ xe máy có bị phạt nồng độ cồn? Mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2023. 

Câu hỏi tình huống: Cho tôi hỏi nếu đã uống rượu bia nhưng dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị CSGT kiểm tra và xử phạt không?

Tư vấn bởi cử nhân luật Hải Yến

1. Uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt?

Căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định thì sẽ bị phạt tiền, ngoài ra còn có thể bị tạm giữ phương tiện, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 24 tháng.

  • Đối với trường hợp người sử dụng phương tiện chỉ dắt xe mà không ngồi lên xe để điều khiển thì CSGT không có căn cứ xử lý vi phạm nồng độ cồn.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp người điều khiển phương tiện uống rượu bia mà thấy CSGT rồi mới xuống xe dắt bộ để tránh né chốt CSGT, thì đây là một trong những hành vi đối phó, và có thể bị xử lý.

Trong tình huống trên, nếu CSGT có căn cứ trước đó người uống rượu bia điều khiển xe; hoặc có camera ghi lại hình ảnh trước đó người uống rượu bia điều khiển xe mà khi tới gần chốt kiểm tra nồng độ cồn của CSGT, người này xuống dắt xe máy qua thì việc CSGT kiểm tra đo nồng độ cồn, xử phạt vi phạm là hoàn toàn đúng với quy định.

Dắt xe máy qua chốt CSGT có bị xử phạt nồng độ cồn
Dắt xe máy qua chốt CSGT có bị xử phạt nồng độ cồn?

2. Mức phạt nồng độ cồn xe máy 2024

Mức phạt vi phạm về nồng độ cồn với xe máy hiện hành được quy định tại Nghị định 100/NĐ- CP như sau:

(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

Mức phạt tiền: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Mức phạt tiền: Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Mức phạt tiền: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể lên đến 8.000.000 đồng trong trường hợp người này có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

3. Điều khiển xe máy khi có nồng độ cồn có bị tước bằng lái xe hay không?

Phạt nồng độ cồn xe máy
Phạt nồng độ cồn xe máy

Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe máy vi phạm về nồng độ cồn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

(1) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:

Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà có chứa nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị tước bằng lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng, tùy theo mức độ vi phạm.

4. Người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn liệu có bị tạm giữ xe hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng) quy định để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn.

Thời hạn tạm giữ xe vi phạm nồng độ cồn là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn này được tính từ thời điểm phương tiện bị tạm giữ thực tế.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của HoaTieu.vn về Uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác trong lĩnh vực Dân sự tại chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 111
0 Bình luận
Sắp xếp theo