Tài sản phát sinh trong thời kỳ nam nữ sống chung như vợ chồng có phải tài sản chung?

Tài sản phát sinh trong thời kỳ nam nữ sống chung như vợ chồng có phải tài sản chung? Hiện nay có nhiều bạn trẻ lựa chọn hình thức sống chung nhưng không đăng ký kết hôn. Vậy, trong những trường hợp như thế thì tài sản chung được giải quyết thế nào?

1. Tài sản phát sinh trong thời kỳ nam nữ sống chung như vợ chồng có phải tài sản chung?

Theo quy định tại điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

=> Tài sản phát sinh trong thời kỳ nam nữ sống chung như vợ chồng không phải là tài sản chung của vợ chồng. Những tài sản thuộc sở hữu chung là tài sản chung. Ngoài ra, tài sản đứng tên ai thì thuộc sở hữu của người đó

2. Giải quyết tranh chấp về tài sản khi không đăng ký kết hôn

Tài sản phát sinh trong thời kỳ nam nữ sống chung như vợ chồng có phải tài sản chung?

Tài sản chung được chia như thế nào khi không đăng ký kết hôn? Chia tài sản chung khi không công nhận quan hệ vợ chồng thế nào? là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề này như sau:

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

=> Tài sản đứng tên ai thì của người đó

=> Tài sản chung phát sinh trong thời kỳ nam nữ sống chung như vợ chồng được phân chia, giải quyết theo thỏa thuận của các bên

Nếu các bên không thỏa thuận thì giải quyết theo Bộ luật dân sự (BLDS) và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cụ thể, đối với việc phân chia sở hữu chung, điều 219 BLDS quy định như sau:

- Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

- Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

3. Nam, nữ chưa đăng ký kết hôn có thể hưởng di sản thừa kế của nhau khi 1 trong 2 bên chết?

Nếu một trong hai bên chết có để lại di chúc, trong di chúc nêu rõ người còn lại được hưởng thừa kế thì người đó có quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Tuy nhiên trong trường hợp này, người được nêu tên trong di chúc sẽ không được hưởng di sản thừa kế nếu thuộc các vào một trong các trường hợp được quy định tại điều 621 BLDS 2015:

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trường hợp người chết để lại di chúc nhưng không cho người sống chung như vợ chồng hưởng thừa kế hoặc không để lại di chúc thì người đó không có quyền thừa kế

4. Không đăng ký kết hôn mà có con thì quyền nuôi con chung thế nào?

Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Theo đó:

- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tài sản phát sinh trong thời kỳ nam nữ sống chung như vợ chồng có phải tài sản chung? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 98
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm