Không đăng ký kết hôn mà có con thì quyền nuôi con chung thế nào?

Không đăng ký kết hôn mà có con thì quyền nuôi con chung thế nào? Các vấn đề khác liên quan đến con cái, tài sản được xử lý ra sao?

1. Không đăng ký kết hôn mà về sống chung có hợp pháp?

2 bên không đăng ký kết hôn nhưng sống chung với nhau như vợ chồng thì có vi phạm pháp luật không?

2 bên nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng sống chung như vợ chồng sẽ không bị xem là vi phạm pháp luật nếu cả 2 bên đang không có vợ/chồng.

Mặc dù việc sống chung này là không hợp pháp tuy nhiên pháp luật cũng không thừa nhận quan hệ của họ là vợ chồng

2. Không đăng ký kết hôn con có được mang họ bố không?

Không đăng ký kết hôn mà về sống chung có hợp pháp?

Theo quy định tại điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đi làm khai sinh cho con, nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.

=> Nếu cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì việc đăng ký khai sinh cho con sẽ được xử lý theo thủ tục  Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ được quy định tại điều 15 Nghị định này.

Trong trường hợp chưa xác định được cha thì phần ghi thông tin cha sẽ bị bỏ trống. Do đó nếu muốn con mang họ cha thì phải làm đồng thời thủ tục nhận cha-con với thủ tục khai sinh cho con

3. Không đăng ký kết hôn mà có con thì quyền nuôi con chung thế nào?

Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

=> Quyền nuôi con trong trường hợp này sẽ được xác định giống quyền nuôi con giữa cha, mẹ - con. Cụ thể:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

  • Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ nuôi dưỡng (trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi con)
  • Con trên 7 tuổi thì phải hỏi ý kiến của con
  • Đồng thời tòa án cũng xem xét điều kiện nuôi con của cả 2 bên để quyết định ai có quyền nuôi con

4. Không đăng ký kết hôn làm khai sinh cho con thế nào?

Cha mẹ có nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ khi con được sinh ra.

Cha mẹ không có đăng ký kết hôn thì phải làm khai sinh cho con thế nào?

Để biết các thủ tục trong trường hợp này, mời các bạn tham khảo bài: Thủ tục làm giấy khai sinh khi không có đăng ký kết hôn

5. Mẫu thỏa thuận nuôi con không đăng ký kết hôn

Pháp luật không quy định cụ thể hình thức văn bản thỏa thuận nuôi con khi không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên văn bản phải được lập trên cơ sở tự nguyện, có nội dung không trái điều cấm của pháp luật. 

Các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng tiền hôn nhân tại bài viết: mẫu hợp đồng tiền hôn 

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Không đăng ký kết hôn mà có con thì quyền nuôi con chung thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 85
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm