Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng 2024

Văn bản thỏa thuận giữa các cá nhân để có thể có giá trị pháp lý cũng như được sự bảo vệ từ pháp luật thì cần phải công chứng, chứng thực. Vậy Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng và chứng thực không? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.

1. Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng là việc một bên có ý định đến một nơi nào đó mới để thuê nhà ở và chủ nhà cho thuê giao kết một thỏa thuận thuê nhà bằng văn bản giấy, tuy nhiên không mang đến văn phòng công chứng để xác nhận tính hợp pháp.. và sau đó xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên.

Chằng hạn bên cho thuê đòi lại nhà trước thời hạn cho thuê hoặc bên thuê phá hợp đồng chuyển đi trước thời hạn giao kết...

2. Hợp đồng thuê nhà trên 6 tháng phải công chứng?

Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng thuê tài sản, nó là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê nhà.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà, theo đó, vấn đề này được điều chỉnh bởi Luật Nhà ở 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Đối chiếu với khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014:

Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

.......

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Theo quy định trên thì việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà tùy thuộc vào nhu cầu của các bên. Do đó, hợp đồng thuê nhà trên 6 tháng không phải công chứng nhưng nếu có nhu cầu thì các bên có thể công chứng.

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng

3. Hợp đồng thuê nhà không công chứng có hợp pháp?

Căn cứ quy định tại Điều 122 Luật nhà ở 2014 thù Hợp đồng thuê nhà không phải bắt buộc công chứng. Do đó, Hợp đồng thuê nhà không công chứng vẫn hợp pháp và được sử dụng bình thường, có giá trị tương đương những hợp đồng khác.

4. Hợp đồng thuê nhà không công chứng có vô hiệu?

Hợp đồng thuê nhà không công chứng không vô hiệu. Tất cả nội dung và điều khoản trong hợp đồng thuê nhà đều có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Bởi theo Điều 122 Luật nhà ở 2014 thì hợp đồng thuê nhà không cần phải công chứng trừ khi có sự thỏa thuận của các bên.

Do đó, khi hợp đồng thuê nhà không công chứng cũng không vô hiệu.

5. Hợp đồng thuê nhà giữa hai doanh nghiệp có phải công chứng?

Theo quy định của Điều 121 Luật nhà ở 2014 thì Hợp đồng về nhà ở là Hợp đồng do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản... Như vậy việc thuê nhà, thuê văn phòng thì phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở 2014 lại quy định hợp đồng cho thuê không bắt buộc phải công chứng, nếu các bên có nhu cầu thì có thể công chứng.

Mặc dù vậy, hợp đồng thuê nhà hay văn phòng giữa các doanh nghiệp với nhau thường là thuê với mục đích kinh doanh, làm việc, cần mặt bằng rộng và cố định lâu dài. Do vậy, nếu thuê nhà giữa hai doanh nghiệp nên đi công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi cho mình một cách tốt nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Danh sách các văn phòng công chứng tại Hà Nội, Mẫu phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 59
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm