Công chứng viên và tiêu chuẩn công chứng viên mới nhất 2021

Muốn trở thành công chứng viên bạn cần đáp ứng điều kiện gì? Trong bài viết "Công chứng viên và tiêu chuẩn công chứng viên mới nhất 2021", Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc các tiêu chí để trở thành công chứng viên theo quy định hiện hành tại Luật Công chứng 2014.

Công chứng viên và tiêu chuẩn công chứng viên mới nhất 2021

1. Công chứng viên là gì?

Khoản 2 điều 2 Luật Công chứng 2014 định nghĩa công chứng viên như sau:

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng

Công chứng viên là ngạch công chức ngành tư pháp. Công chứng viên làm việc trong cơ quan công chứng nhà nước có nhiệm vụ công chứng.

Công chứng viên là cán bộ pháp lí được bổ nhiệm để thực hiện chức năng công chứng nhà nước tại cở quan công chứng nhà nước, tiến hành các hành vi pháp lí như xác nhận, chứng nhận, chứng thực các bản sao giấy tờ, tài liệu, văn bằng, các việc về thừa kế, vv.

2. Tiêu chuẩn công chứng viên

Vậy điều kiện để trở thành công chứng viên là gì?

Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định muốn trở thành công chứng viên, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có bằng cử nhân luật
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này (thời gian đào tạo là 12 tháng) hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này (thời gian bồi dưỡng là 03 tháng)
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng:

Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.

Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

  • Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Bên cạnh những 5 điều kiện nêu trên, muốn trở thành công chứng viên, bạn phải không thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên dưới đây:

  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
  • Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
  • Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

3. Nhiệm vụ của công chứng viên

Nhiệm vụ của công chứng viên

Điều 17 Luật Công chứng 2014 quy định nhiệm vụ của công chứng viên như sau:

Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;

c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;

d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;

đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;

h) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;

i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

4. Luật sư có được làm công chứng viên?

Hiện nay pháp luật không cấm luật sư được kiêm nhiệm thêm chức vụ công chứng viên. Bên cạnh đó, điều kiện để trở thành công chứng viên cũng không bao gồm việc bạn không được là luật sư

Do đó, nếu một luật sư đáp ứng được các điều kiện tại mục 3 bài viết này và mong muốn trở thành 1 công chứng viên thì người đó hoàn toàn có thể làm công chứng viên

Bên cạnh đó điều 10 Luật Công chứng 2014 quy định: đối với luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên thì được miễn đào tạo nghề công chứng. Từ đó chúng ta có thể thấy các nhà làm luật đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc luật sư kiêm nhiệm công chứng viên

5. Công chứng viên là công chức hay viên chức?

Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 2 điều 19 Luật Công chứng 2014, phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Điều 23 Luật Viên chức 2010 quy định phương thức tuyển dụng viên chức là thông qua thi tuyển.

Tuy nhiên tại phụ lục của VBHN 01/VBHN-BNV tháng 10 năm 20016 quy định về chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, cán bộ khi liệt kê các chức danh viên chức thì không có công chứng viên mà thay vào đó công chứng viên được liệt kê vào nhóm công chức loại A1. Do vậy, công chứng viên là công chức, nhưng không phải bất kỳ công chứng viên nào cũng là công chức, vì:

Điều 2 Luật Cán bộ, công chức 2008 có đoạn: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong...bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Nên, chỉ có công chứng viên nằm trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của phòng công chứng thì mới là công chức.

6. Công chứng viên lương bao nhiêu?

Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc bảng lương của công chứng viên là công chức loại A1 theo quy định của VBHN 01/VBHN-BNV tháng 10 năm 20016 và Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở như sau:

Công chức loại A1Bậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9
Hệ số lương2,342,673,003,333,663,994,324,654,98
Mức lương cơ sở1.490.000 đồng

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn thông tin về Công chứng viên, tiêu chí của công chứng viên dựa theo quy định của Luật Công chức 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 1.412
0 Bình luận
Sắp xếp theo