Quyền bất khả xâm phạm của trẻ em
Quy định về quyền bất khả xâm phạm
Quyền bí mất riêng tư là những quyền cơ bản nhất của công dân. Sinh ra và tồn tại đã được pháp luật bảo vệ và cấm việc xâm phạm quyền lợi của mỗi người, nhất là đối tượng trẻ em. Vậy Quyền bất khả xâm phạm của trẻ em được quy định thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.
1. Tôn trọng quyền riêng tư của trẻ em
Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là một trong những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận.
Theo quy định tại Điều 21 Luật trẻ em 2016 thì quyền riêng tư của trẻ em được quy định như sau:
Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Như vậy, quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em được quy định tại Điều 21 Luật trẻ em 2016. Trong đó, đời sống riêng tư của trẻ là quyền lợi của chúng. Không được xâm phạm đến danh dự, điện thoại và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của chúng.
Ngoài ra, Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác như sau:
“Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.
2. Quyền riêng tư của trẻ em trên mạng xã hội
Ngày nay, việc bố mẹ đưa thông tin của con lên mạng xã hội ngày càng nhiều và phổ biến hơn. Trong khi đó, Luật trẻ em 2016 lại quy định về quyền bí mật riêng tư của trẻ em. Việc đưa hình ảnh của con lên mạng xã hội nhằm khiến cho các con có thể bị xâm phạm và mất an toàn hơn bất cứ lúc nào.
Do đó, khi đăng ảnh trẻ em lên mạng xã hội cần phải có sự đồng ý từ chính các em hoặc được cha mẹ, người giám hộ của các em đồng ý. Vì thế, các bậc phụ huynh cần thiết nâng cao hiểu biết của mình để có thể bảo vệ con cái cũng như gia đình mình trước những mối hiểm nguy xung quanh từ việc đăng ảnh con bừa bại lên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, việc các bậc phụ huynh kiểm soát quá chặt chẽ việc con cái sử dụng mạng xã hội cũng khá phổ biến. Thiết nghĩ, trẻ em có quyền riêng tư và bí mật đời sống riêng của chúng. Cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều. Vì hiện nay Việt Nam chưa có những chế tài cụ thể nào để xử phạt đối với những việc làm gắt gao này của cha mẹ. Nhưng cũng cần hết sức lưu ý để không xâm phạm đến quyền lợi của con và có thể bị xử phạt không đáng có.
3. Sự khác nhau giữa bí mật và quyền riêng tư trẻ em
Về khái niệm
- Bí mật là được giữ kín trong phạm vi một số ít người, không để lộ cho người ngoài biết
- Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ
Về tính chất
- Bí mật là sự hiểu biết của một cá nhân về một vấn đề dấu kín của bản thân, nếu bị người khác phát hiện bí mật cũng không bị xử phạt và không được phấp luật bảo vệ.
- Quyền riêng tư là quyền bí mất riêng tư được nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật, phải tôn trọng và được bảo vệ bởi nhà nước.
4. Luật về xâm phạm quyền riêng tư cá nhân?
Hiện nay chúng ta chưa có Luật xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Nếu bạn muốn tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền riêng tư cá nhân thì bạn có thể tìm kiếm quy định tại Luật trẻ em 2016, Luật dân sự 2015 và Hiến pháp 2013 quy định về những quyền cơ bản nhất của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Ngoài ra, hình thức xử phạt việc xâm phạm các quyền này được quy định tại Bộ luật hình sự 2015.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Những quyền riêng tư nào của trẻ em được pháp luật bảo vệ, Đơn xin cam kết tài sản riêng từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Nông Phương Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27