Những quyền riêng tư nào của trẻ em được pháp luật bảo vệ?
Quyền riêng tư của trẻ em được pháp luật bảo vệ?
Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. HoaTieu.vn xin liệt kê và tổng hợp những quyền riêng tư của trẻ em tại Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Bí mật đời tư là gì?
Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu sự kiện, hoàn cảnh về đời tư của cá nhân mà người khác không được loan truyền nếu không được người đó đồng ý hoặc pháp luật cho phép. Bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Quyền đối với bí mật đời tư gồm cả quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền tự do thư tín của công dân. Do đó, không ai được khám xét chỗ ở, bóc, mở, kiểm soát thư, điện tín, điện thoại, bưu kiện của người khác nếu mình không phải là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Quyền riêng tư của trẻ em
Quyền riêng tư là một trong những quyền con người, quyền công dân cơ bản được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia công nhận và bảo vệ. Quyền riêng tư đối với trẻ em lại càng được đặc biệt chú trọng vì trẻ em "nhóm yếu thế", chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, thể chất để có thể tự bảo vệ mình trước các hành vi tác động, xâm hại đến mình.
Theo quy định tại Điều 21 Luật trẻ em 2016 thì quyền riêng tư của trẻ em được quy định như sau:
Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Như vậy, trẻ em được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm... bí mật thư tín, điện thoại... theo quy định của pháp luật. Mọi người có trách nhiệm tuân thủ pháp luật và bảo đảm quyền lợi cho trẻ.
3. Hành vi xâm phạm đời tư phổ biến
- Thứ nhất, đăng hồ sơ cá nhân của người khác lên mạng
- Thứ hai, dán bảng điểm công khai ở trường học
- Thứ ba, đăng ảnh riêng tư của con cái lên mạng
- Thứ tư, tự ý chụp và đăng tải ảnh đám tang
- Thứ năm, công bố chuyện riêng tư của người khác
4. Một số câu hỏi liên quan khác
4.1 Việc thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về các biện pháp bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ như sau:
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
- Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
4.2 Pháp luật quy định như thế nào về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em?
Theo Điều 21 Luật trẻ em 2016 thì quyền bí mật về đời sống riêng tư của trẻ em phải được tôn trọng và được bảo vệ bởi pháp luật.
Trong đó, mọi người không có quyền xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
4.3 Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư?
Tất cả mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư. Trẻ em cũng là con người, bình đẳng và được hưởng quyền như những người bình thường.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng thế nào, Quyền bất khả xâm phạm của trẻ em từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
-
Điểm thi dưới 3,5 có thi lại không THCS?
-
Trưởng thôn là gì? Tiêu chuẩn trở thành trưởng thôn 2024
-
Uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt?
-
Đánh đập, hành hạ vật nuôi 2024 bị xử phạt thế nào?
-
Quy trình nghỉ việc 2024
-
Thủ tục phá sản doanh nghiệp 2023
-
Hạnh kiểm yếu ở học kỳ 1 thì cả năm có bị xếp hạnh kiểm yếu hay không?
-
Hàng xóm hát karaoke đến 1 giờ sáng 2023?
-
Hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27