Tư vấn về hình phạt tội hiếp dâm trẻ em
Tư vấn về hình phạt tội hiếp dâm trẻ em
Tội hiếp dâm trẻ em có bị xử lý hình sự hay không? Nếu bị xử lý thì hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em là như thế nào? Mức bồi thường cho người bị hại về mặt thể chất cũng như mặt tinh thần được quy định như thế nào? HoaTieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết về hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em để các bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tư vấn về hình phạt tội hiếp dâm trẻ em
Hỏi: Em có em gái sinh năm 2004 vừa bị một tên 21 tuổi ép quan hệ dẫn đến bị tổn thương, hiện đang nằm viện. Gia đình em làm đơn khởi kiện hắn ta. Vậy hình phạt với hắn là như thế nào và hắn có phải bồi thường gì cho em gái em không? Quy định pháp luật thế nào?
Trả lời: Dựa trên thông tin em gái bạn sinh năm 2004, tức là hiện tại em gái bạn mới 12 tuổi. Hiện nay trong Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định trường hợp này tại Điều 112 Khoản 4 về tội hiếp dâm trẻ em "4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".
Theo đó, nếu người nào giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm trẻ em. Hình phạt thấp nhất sẽ là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, cao nhất sẽ là tù chung chân hoặc tử hình. Tuy nhiên, hình phạt cụ thể được đưa ra còn dựa trên nhiều yếu tố như nhân thân hoặc có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, theo Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:
Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Trường hợp của bạn là sức khỏe của em gái bạn bị xâm phạm bởi hành vi của người khác, dẫn đến việc em gái bạn phải nằm viện. Để nhận được khoản bồi thường cần xác định thiệt hại mà em gái bạn và gia đình phải chịu, theo Điều 609 Bộ luật dân sự thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau
"1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định"
Như vậy, gia đình và em gái bạn sẽ nhận được bồi thường cho các khoản chi phí hợp lý việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của em gái bạn; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc em gái bạn trong thời gian điều trị nằm viện (nếu có); khoản bồi thường bù đắp tinh thần.
Cụ thể, Phần II Điều 1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nêu rõ thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm sẽ được bồi thường như sau:
Về khoản chi phí hợp lý việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Về chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị:
a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:
- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
- Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.
Về khoản bồi thường bù đắp tinh thần do các bên thỏa thuận trước. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thì sẽ căn vào mức độ tổn thất về tinh thần nhưng không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Từ ngày 01/01/2018, không giao cấu vẫn phạm tội hiếp dâm
Đây là quy định mới đáng chú ý tại Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Hiện hành, Điều 111 của Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội hiếp dâm như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Tuy nhiên, đến ngày 01/01/2018, không nhất thiết phải là giao cấu trái ý muốn với nạn nhân mới bị phạm tội hiếp dâm; người nào thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác (không giao cấu) trái với ý muốn của nạn nhân cũng cấu thành tội hiếp dâm.
Cụ thể, Điều 141 của Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Ngoài ra, hành vi “quan hệ tình dục khác” cũng được Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung vào các tội danh sau đây:
- Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
- Điều 143. Tội cưỡng dâm
- Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
- Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
- Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Tư vấn về hình phạt tội hiếp dâm trẻ em
117 Byte 13/09/2016 11:40:00 SATải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Phí đăng kiểm xe ô tô 2025 mới nhất
-
Hồ sơ thi tuyển công chức 2025
-
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc điều mấy?
-
Chuyển đổi giới tính 2025 theo quy định pháp luật
-
Thủ tục đăng ký cư trú cho người chưa thành niên từ 10/01/2025
-
Ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước
-
Hôn nhân là gì?
-
Bảng giá đất tỉnh Tiền Giang 2025 (mới nhất)
-
Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt 2025 theo Nghị định 30
-
Hành vi lấn chiếm đất đai 2025 bị xử lý thế nào?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Đáng chú ý
Các loại giấy tờ dùng để xác định việc sử dụng đất ổn định 2025
Bộ luật Hồng Đức là gì? Nội dung Bộ luật Hồng Đức?
Lãi suất vay ngân hàng nào thấp nhất 2025?
Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân năm 2025
Chung sống với nhau như vợ chồng là gì?
Cách kiểm tra nhà đất có đang thế chấp ngân hàng không?