Biển báo 509 chiều cao an toàn

Biển báo 509 chiều cao an toàn. Biển báo 509 được quy định thế nào? Khi tham gia giao thông đường bộ, các bạn phải tuân thủ biển báo giao thông. Muốn làm được việc đó các bạn phải biết ý nghĩa của những loại biển báo này. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu biển báo 509 - biển báo chiều cao an toàn nhé.

1. Biển báo 509 chiều cao an toàn

Biển báo chiều cao an toàn

  • Số biển báo: 509
  • Tên biển báo: Chiều cao an toàn
  • Chi tiết: Biển báo giao thông dùng để bổ sung cho biển 239 "Đường cáp điện ở phía trên", phải đặt biển số 509 "chiều cao an toàn", biển này chỉ rõ chiều cao an toàn cho các phương tiện đi qua đoạn đường có dây điện bên trên.

Chữ viết trên biển báo phải tuân thủ quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT:

Chữ viết trên biển phải là tiếng Việt đủ dấu. Khoảng cách giữa các chữ cái từ 25% - 40% chiều cao chữ, khoảng cách giữa các chữ bất kỳ trên cùng một hàng chữ từ 75% - 100% chiều cao chữ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa các hàng chữ tối thiểu 50% - 75% chiều cao chữ lớn nhất của hàng sau. Khoảng cách giữa hàng chữ trên và dưới cùng với mép biển tối thiểu bằng 40% chiều cao chữ cao nhất trong hàng. Khoảng cách theo chiều ngang của các chữ ở góc trên cùng và dưới cùng đến mép biển tối thiểu bằng 60% chiều cao chữ với chữ viết hoa và 100% với chữ viết thường.

Chiều cao chữ phải được lựa chọn căn cứ trên tốc độ xe chạy sao cho người tham gia giao thông có thể đọc được rõ ràng cả ban ngày và ban đêm. Chiều cao chữ tối thiểu trên các biển chỉ dẫn là 100 mm với đường thông thường và đường đô thị; 150 mm với đường đôi ngoài đô thị và 300 mm đối với đường cao tốc. Chữ viết chỉ địa danh và hướng đường có chiều cao tối thiểu là 150 mm. Khuyến khích sử dụng kích thước chữ viết lớn nhưng phải đảm bảo tính cân đối và thẩm mỹ đối với biển báo.

2. Không tuân thủ biển báo giao thông phạt bao nhiêu?

Không tuân thủ biển báo giao thông là một trong những lỗi giao thông thường gặp. Chỉ cần không để ý một chút thôi là bạn đã có thể mắc ngay lỗi này.

Mức phạt lỗi không tuân thủ quy định biển báo giao thông đối với mỗi loại phương tiện được quy định tại Nghị định 100 như sau:

- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng). Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 60.000 - 80.000 đồng). Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt, mức phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định riêng. Cụ thể:

  • Đối với người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng;
  • Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ: Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng;
  • Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng;
  • Đối với ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800.000 - 01 triệu đồng.

Hoatieu.vn vừa cung cấp cho bạn đọc các quy định về biển báo Chiều cao an toàn và mức phạt lỗi không tuân thủ biển báo giao thông. Các bạn nên đảm bảo chiều cao phương tiện dưới chiều cao an toàn để bảo vệ chính  bản thân mình khi lưu thông nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.110
0 Bình luận
Sắp xếp theo