Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào 2024?

Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào 2024? Quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Vậy công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào? Trong bài viết này HoaTieu.vn sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề này.

Tự do ngôn luận là quyền cơ bản của công dân
Tự do ngôn luận là quyền cơ bản của công dân

1. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào 2024?

Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân luôn nhận được sự quân tâm rất lớn của mọi người, đây không chỉ là là thắc mắc thường gặp trong đời sống mà còn xuất hiện trong các bộ câu hỏi học tập ôn tập của học sinh THPT. Các bạn có thể dễ dàng gặp dưới hình thức trắc nghiệm như sau:

Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào 2024?

  • A. ở bất cứ nơi nào.
  • B. ở những nơi công cộng.
  • C. ở những noi có đông người tụ tập hoặc đông người tham quan.
  • D. trong các cuộc họp của cơ quan, trường học, địa phương mình.

Với câu hỏi trắc nghiệm trên, đáp án đúng là D. trong các cuộc họp của cơ quan, trường học, địa phương mình.

Lý do chọn đáp án D vì quyền tự do ngôn luận của công dân được ghi nhận trong Điều 25 Hiến pháp 2013 được giới thiệu ở mục 2. Theo đó, đã bao gồm các trường hợp trong đán án D.

2. Quy định của pháp luật về các trường hợp Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận

Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.

Căn cứ Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định:

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Theo đó, Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.

Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các buổi họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri, hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng,…

Tuy nhiên khi thực hiện quyền này đang nảy sinh suy nghĩ nhận thức ở một số người cho rằng: tự do ngôn luận là được tự do nói năng, phát ngôn, bình luận chia sẻ, phát tán thông tin mà không chịu bất cứ trách nhiệm hay ngăn cản nào, thậm chí đó là những phát ngôn xuyên tạc sự thật, thông tin sai lệch, bình luận thiên lệch, phiến diện tùy tiện... nếu ai hạn chế quyền nói năng, bình luận, phát tán thông tin của người khác là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Thực chất nhận thức như vậy là phiến diện và không chính bởi trên thực tế, không bao giờ có quyền tự do tuyệt đối cả, mà nó còn bị giới hạn bởi các yếu tố như luật pháp, phong tục tập quán, đạo đức xã hội. Nếu để tự do tuyệt đối, ai cũng nói năng, phát ngôn bừa bãi, xuyên tạc sự thật, bịa đặt, chia sẻ thông tin không kiểm chứng, bất chấp đúng sai sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây rối loạn xã hội, nhiễu loạn thông tin, có thể tạo ra khủng hoảng thông tin xã hội, dẫn đến bất ổn định an ninh trật tự xã hội.

Vì vậy, cũng như các quyền khác của công dân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải trong khuôn khổ pháp luật quy định, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.

3. Thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân hiện nay như thế nào?

Thực hiện quyền tự do ngôn luận
Thực hiện quyền tự do ngôn luận

Có rất nhiều cách để thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, nhưng phải thực hiện sao cho đúng với quy định của pháp luật, thể hiện tính tích cực đóng góp trước những vấn đề của đất nước.

Ngoài ra bài viết xin đưa thêm câu hỏi trắc nghiệm về tình huống thực hiện quyền dân chủ trên thực tế như sau:

Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ?

  • A. Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân.
  • B. Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản nhà nước.
  • C. Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một cán bộ có biểu hiện tham nhũng.
  • D. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri.

Đáp án đúng là chọn cả B và D.

Lý do chọn cả hai đáp án nêu trên do những trường hợp được thực hiện quyền tự do ngôn luận đã được ghi nhận trong hiến pháp năm 2013 và được phân tích ở mục 2 nêu trên. Các trường hợp còn lại không được ghi nhận trong quy định của pháp luật.

Quyền phải đi liền với trách nhiệm,quyền tự do ngôn luận cũng vậy, nó phải thể hiện những đóng góp tích cực, thiện chí của công dân trước những vấn đề của xã hội, của đất nước và được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam.

Như vậy, bài viết đã giải đáp các thắc mắc về câu hỏi Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào 2024? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Là gìHình sự tại mảng Hỏi đáp pháp luật. của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 4.446
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm