Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì? Lạm phát không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người, đây là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Vậy để làm rõ khái niệm Lạm phát, HoaTiêu.vn sẽ giải đáp cụ thể cho các bạn tại đây.

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ.

Khi mức giá chung tăng cao, tiền của bạn sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.

2. Ví dụ về lạm phát

Vào năm ngoái, bạn mua một cân thịt bò với giá 200.000 đồng, nhưng năm nay, để mua cùng một cân thịt bò đó, bạn phải trả 250.000 đồng.

Như vậy, người dùng đã phải bỏ ra một số tiền lớn hơn để chi trả cho cùng 1 loại hàng hóa. Nếu nhiều loại hàng hóa đều tăng giá như vậy thì sẽ kéo lạm phát tăng lên.

Lạm phát la gì? Ví dụ về lạm phát
Lạm phát la gì? Ví dụ về lạm phát

3. Nguyên nhân lạm phát

Một số nguyên nhân dẫn tới lạm phát có thể kể đến như:

- Lạm phát do nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến làm giá cả tăng lên.

- Lạm phát cũng có thể xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên vật liệu tăng.

- Lạm phát xảy ra do nhập khẩu: Giá cả loại hàng hóa nhập khẩu thường tăng do chi phí thuế tăng hoặc thị trường thế giới tăng, từ đó giá bán hàng hóa sẽ có mức bán giá tăng cao.

- Lạm phát xảy ra do cầu thay đổi: Mối quan hệ giữa cầu và cung thay đổi dẫn đến tình trạng nhà cung ứng độc quyền cung cấp một loại hàng hóa nào đó cùng mức chính sách giá không ổn định và tăng giá liên tục.

- Lạm phát tiền tệ:

Khi Ngân hàng Nhà nước mua các loại trái phiếu theo yêu cầu của Nhà nước, điều đó dẫn đến lượng tiền lưu thông trong nước tăng lên.

Hoặc ở một trường hợp khác do ngân hàng mua ngoại tệ để giữ cho đồng tiền không bị mất giá so với tiền ngoại tệ. Tất cả cùng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát tiền tệ.

4. Hậu quả của lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân? Lạm phát để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, cụ thể như:

Đối với người dân:

- Giảm sút sức mua: Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao, đồng tiền mất giá, sức mua của người dân giảm đi đáng kể. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với những nhóm đối tượng có thu nhập thấp.

- Gánh nặng chi tiêu: Lạm phát khiến chi phí sinh hoạt tăng cao, gây áp lực lớn lên ngân sách gia đình. Người dân phải cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu khác như giáo dục, y tế,...

- Thay đổi hành vi tiêu dùng: Người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, giảm chi tiêu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phá vỡ sự ổn định xã hội: Lạm phát cao kéo theo sự bất bình của người dân, có thể dẫn đến các cuộc biểu tình, đình công, gây mất ổn định trật tự xã hội.

Đối với doanh nghiệp:

- Tăng chi phí sản xuất: Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, đẩy giá thành sản phẩm lên, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Khó khăn trong dự báo: Lạm phát gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc dự báo chi phí và doanh thu, ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chiến lược.

- Giảm sức cạnh tranh nội địa: Doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu có giá cả ổn định hơn.

Đối với nền kinh tế:

- Giảm sự đầu tư: Lãi suất thực tế giảm, làm giảm sức hấp dẫn của các khoản đầu tư, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

- Mất cân đối vĩ mô: Lạm phát cao gây mất cân đối giữa cung và cầu, làm rối loạn thị trường.

- Gia tăng nợ công: Chính phủ phải tăng chi tiêu để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, dẫn đến gia tăng nợ công.

- Ảnh hưởng đến uy tín của đồng tiền quốc gia: Lạm phát cao làm giảm niềm tin của người dân và nhà đầu tư vào đồng tiền quốc gia, có thể dẫn đến việc đô la hóa nền kinh tế.

Ví dụ về hậu quả của lạm phát: Venezuela - Đây là một trong những quốc gia có mức lạm phát cao nhất thế giới trong những năm gần đây. Vào năm 2014, tỷ lệ lạm phát tại đất nước này đạt 69% và là mức cao nhất trên thế giới thời điểm đó. Tỷ lệ lạm phát các năm sau đó tiếp tục tăng, vào năm 2015 tỷ lệ này lên tới 181%, vào năm 2016 là 800%, vào năm 2017 là 4.000% và đỉnh điểm vào năm 2018 là 1.698.488%. Điều này dẫn tới giá cả hàng hóa tăng chóng mặt, khiến cho cuộc sống của người dân trở nên vô cùng khó khăn.

Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về câu hỏi Lạm phát là gì? Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong chuyên mục Hỏi đáp pháp luật trên trang Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
4 17
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi