Ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước
Ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước. Nhà nước và pháp luật là hai phạm trù được xuất hiện gắn liền với xã hội loài người. Khi con người phát triển, xuất hiện những sự mâu thuẫn thì từ đó nhà nước cũng xuất hiện đặt ra những luật lệ, quy định nhằm kiểm soát xã hội. Vậy cụ thể mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật được thể hiện như thế nào trong thực tiễn? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.
Ví dụ mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
1. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật là mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau. Nghĩa là có sự thống nhất chặt chẽ nhưng lại bao gồm cả những khác biệt, sự khác biệt ấy sẽ đảm bảo cho sự tồn tại của hai phạm trù này.
Pháp luật và nhà nước thống nhất cùng xây dựng vì một mục đích chung là tạo ra một xã hội văn minh, phát triển hơn. Còn mối quan hệ biện chứng lại thể hiện ở sự phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau của nhà nước và pháp luật.
Bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết: Mối quan hệ giữa Pháp luật và Nhà nước là gì?
2. Ví dụ về mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
Để bạn đọc hiểu hơn về mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật thì chúng ta có những ví dụ như sau:
Ví dụ 1: Nhà nước đặt ra Hiến Pháp quy định những nội dung về thể chế chính trị nước Việt Nam, Quốc Hội, Chủ tịch nước, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,..... Đặt Hiến pháp và văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn bản khác đều tuân theo Hiến pháp.
Có thể thấy Nhà nước là cơ sở sinh ra pháp luật, ngược lại pháp luật lại là công cụ để tổ chức bộ máy nhà nước hoạt động và vận hành.
Ví dụ 2: Anh T có hành vi trộm cắp tài sản của người khác, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy để pháp luật được thực thi thì cơ quan công an đã tiến hành bắt giữ và điều tra hành vi của anh T đưa ra Toà án. Khi Toà án xem xét và tuyên án với anh T thì căn cứ theo quy định pháp luật. Anh T đã phải chịu hình phạt là mức án 2 năm tù cho hành vi của mình.
Vậy có thể thấy để pháp luật được thực thi nghiêm ngặt thì chính cơ quan nhà nước, bộ máy nhà nước thực hiện pháp luật bằng biện pháp cưỡng chế.
3. Sự khác nhau giữa nhà nước và pháp luật
Sự khác biệt của nhà nước và pháp luật là:
- Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực công, đại diện cho nhân dân; còn Pháp luật là hệ thống những quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội của con người.
- Nhà nước đại diện cho sức mạnh; còn pháp luật đại diện cho ý chí của giai cấp cầm quyền.
- Nhà nước là yếu tố con người cùng bộ máy nhà nước hoạt động; còn pháp luật và những quy tắc và hành vi,….
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mối quan hệ giữa Pháp luật và Nhà nước là gì?
Quy định phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn, nhà nghỉ 2024
Giỗ tổ Hùng Vương học sinh có được nghỉ không?
Mùng 10/3 2023 được nghỉ mấy ngày?
Cúng thanh minh có phải mê tín dị đoan 2024?
Phân biệt công chức, viên chức trong ngành giáo dục?
Vi phạm hành chính có bao nhiêu dấu hiệu?
Điều kiện tồn tại của pháp luật là gì?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27