Phân biệt công chức, viên chức trong ngành giáo dục?
Phân biệt công chức, viên chức trong ngành giáo dục? Công chức khác viên chức như thế nào? HoaTieu.vn mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết.
Công chức khác viên chức trong ngành giáo dục như thế nào?
1. Công chức là gì? Viên chức là gì?
Cụ thể theo quy định tại điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2019 như sau:
Điều 4. Cán bộ, công chức
....
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Còn theo điều 2 Luật viên chức 2010 quy định khái niệm viên chức là:
Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Phân biệt công chức, viên chức trong ngành giáo dục
Cụ thể phân biệt công chức, viên chức trong ngành giáo dục căn cứ vào quy định Luật viên chức 2010 và Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 như sau:
Tiêu chí | Công chức | Viên chức |
Điều kiện | Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ. | Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm. |
Thời gian tập sự | Thời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ | Thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng |
Cấp bậc | Công chức được phân thành các ngạch khác nhau | Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp |
Vị trí công tác | Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã. | Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc |
Nguồn chi trả lương | Được ngân sách nhà nước chi trả | Được nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập |
Tính chất công việc | Công chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý | Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức |
Như vậy có thể thấy thấy Viên chức là làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, còn Công chức là làm việc trong cơ quan nhà nước.
Cụ thể thì đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thành lập, cung cấp các dịch vụ công. Vì thế đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành giáo dục là các trường học do nhà nước thành lập. Còn cơ quan nhà nước thuộc ngành giáo dục là Bộ giáo dục và đạo tào; Sở giáo dục và đào tạo; Phòng giáo dục trực thuộc Chính Phủ.
Tóm lại viên chức trong ngành giáo dục là giáo viên làm việc trong các cơ quan giáo dục công lập, còn công chức trong ngành giáo dục là những người làm việc trong cơ quan Bộ giáo dục hoặc Sở giáo dục hoặc Phòng giáo dục.
Từ đó có thể hiểu viên chức giáo dục là người thực hiện chuyên môn giảng dạy, công việc trong cơ sở giáo dục công lập, còn công chức giáo dục là người thực hiện các công việc quản lý hệ thống giáo dục của nhà nước.
3. Ví dụ về công chức và viên chức trong ngành giáo dục
Để bạn đọc hiểu hơn thì có những ví dụ như sau:
- Ví dụ về viên chức giáo dục:
Chị T là giáo viên trường THPT Lương Văn Can, trường này là một trường công lập nên chị T là viên chức ngành giáo dục.
- Ví dụ về công chức giáo dục
Anh H là trưởng phòng của Phòng giáo dục và đào tạo huyện A, nên anh H là công chức trong ngành giáo dục, thuộc cơ quan nhà nước.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt công chức, viên chức trong ngành giáo dục? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Cán bộ công chức liên quan.
- Chia sẻ:Đinh Thị Thu
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
Phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết?
Phân biệt ân xá, đại xá, đặc xá, tha tù trước thời hạn
Phân biệt hóa đơn thương mại và hóa đơn xuất khẩu 2024
Phân biệt giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền
Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công