Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Đều là những văn bản về pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật khác nhau như thế nào?

Mời các bạn tham khảo thông tin đã được HoaTieu.vn phân tích và tổng hợp chi tiết dưới đây.

Phân biệt Văn bản QPPL và Văn bản ADPL
Phân biệt Văn bản QPPL và Văn bản ADPL

1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.

Văn bản quy phạm pháp luật được chia làm hai loại là văn bản luật và văn bản dưới luật. Trong đó văn bản luật là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất.

2. Văn bản áp dụng pháp luật là gì?

Văn bản áp dụng pháp luật là gì?

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lí cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, quan chức, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm thiết lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Văn bản áp dụng pháp luật có các đặc điểm:

  • Do cơ quan nhà nước, quan chức, công chức có thẩm quyển hoặc tổ chức xã hội được nhà nước giao quyển áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định;
  • Mang tính cá biệt, chỉ hướng tới một cá nhân, cơ quan, tổ chức cá biệt cụ thể;
  • Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước;
  • Dựa trên cơ sở pháp lí là văn bản quy phạm pháp luật thực định.

Nói một cách dễ hiểu thì văn bản áp dụng pháp luật giống như tờ hướng dẫn sử dụng, giúp người đọc hiểu hơn các quy định của văn bản quy phạm pháp luật (áp dụng cho chủ thể nào, áp dụng các quy định như thế nào).

3. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Tiêu chí

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

1. Khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

(Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015)

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước

2. Thẩm quyền ban hành

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Chương II Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.

Ví dụ: Chánh án Tòa án căn cứ các quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự để tuyên án đối với cá nhân tổ chức liên quan thông qua bản án.

3. Nội dung ban hành

Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

Ví dụ: Nếu có tranh chấp hợp đồng mua bán đất thì dựa trên tình huống thực tế áp dụng Luật đất đai và Bộ luật Dân sự

Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì. Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.

Ví dụ: Bản án chỉ rõ cá nhân nào phải thực hiện nghĩa vụ gì: Nguyễn Văn A phải bồi thường cho Lê Văn B 20 triệu đồng. Đối tượng ở đây là cụ thể A và B không áp dụng cho bất kỳ cá nhân tổ chức nào khác.

4. Hình thức tên gọi

Các hình thức quy định tại điều 4 Luật ban hành VBQPPL 2015 (Hiến pháp, Bộ luật, Luật,…)

Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện.

(Thường được thể hiện dưới hình thức: Quyết định, bản án,…)

5. Phạm vi áp dụng

Rộng rãi. Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

6. Cơ sở ban hành

Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật.

Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

7. Trình tự ban hành

Theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Luật không có quy định trình tự

8. Thời gian có hiệu lực

Lâu dài.

Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc.

4. Ví dụ Văn bản quy phạm và Văn bản áp dụng pháp luật

Ví dụ về quyền lợi được nghỉ ngày lễ, tết của người lao động:

- Trong Văn bản quy phạm pháp luật - Bộ luật lao động hiện hành có quy định tại Điều 112 về quyền lợi được nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày lễ tết, cụ thể ngày Lễ Quốc Khánh hàng năm sẽ được nghỉ 2 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

- Trong Văn bản áp dụng pháp luật, cụ thể ở đây là Công văn số 245/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2022 được nghỉ 4 ngày, là từ 1/9/2022 đến 4/9/2022 (Tức từ thứ 5 đến hết Chủ Nhật).

Ví dụ quy định xử phạt với người có hành cố ý gây thương tích:

- Trong quy định của Bộ luật hình sự 2015 quy định về xử phạt với hành vi cố ý gây thương tích với 5 mức xử phạt là từ cải tạo không giam giữ đến 3 năm đến phạt tù chung thân. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà căn cứ xử phạt.

- Còn trong bản án quyết định của toà án đối với anh Nguyễn Văn H về hành vi cố ý gây thương tích với mức độ gây thương tổn khoảng 35% nên anh H bị xử phạt với mức phạt tù có thời hạn là 4 năm tù. Quyết định này là văn bản áp dụng pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật của anh H.

Qua ví dụ trên có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau cơ bản của hai loại văn bản này:

  • VBQPPL là quy định rộng rãi, có tính bao quát hơn.
  • VBADPL lại là văn bản, quy định có tính hướng dẫn chi tiết, cụ thể để cá nhân, tổ chức... dễ dàng hiểu và áp dụng.

Khi ban hành VBADPL, thì cơ quan nhà nước phải soi chiếu vào VBQPPL để các quy định của hai loại văn bản này có sự tương quan nhau, không chồng chéo lẫn nhau. Trên hết VBADPL phải thể hiện được tinh thần nhất quán của VBQPPL.

Trên đây, Hoatieu.vn đã giúp bạn đọc Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo để nắm vững hơn các kiến thức pháp luật. Nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy để lại ý kiến tại phần bình luận, HoaTieu sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
31 31.055
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Dũng
    Trần Dũng

    Tài liệu bổ ích

    Thích Phản hồi 21/07/22
    • Trần Thanh Tâm
      Trần Thanh Tâm

      Khá dễ hiểu

      Thích Phản hồi 21/07/22
      • Trần Xuân Huy
        Trần Xuân Huy

        Hầu như chỉ SV luật qtam thôi😃

        Thích Phản hồi 21/07/22