Đình công là gì? Đình công thế nào là hợp pháp
Ngày nay ngay cả khi đi dạo vòng vòng quanh các con đường, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp các cuộc đình công, biểu tình ở ngay vỉa hè. Vậy có bao giờ các bạn thắc mắc về tính hợp pháp của các cuộc đình công ấy chưa?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến các bạn bài Đình công là gì? Đình công thế nào là hợp pháp? theo quy định của Bộ luật Lao động 2019
Quy định về đình công
1. Luật đình công 2019
Đình công là vấn đề được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, những quy định mới về đình công cũng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.
Đình công được quy định tại mục V chương XIV của Bộ luật Lao động 2019.
2. Đình công là gì?
Theo quy định tại điều 198 Bộ luật Lao động 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
=> Đình công được đặt ra trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và được diễn ra có tổ chức
3. Đình công thế nào là hợp pháp?
Đình công hợp pháp là đình công tuân theo các quy định của pháp luật, cụ thể:
- Thuộc 1 trong 2 trường hợp người lao động được đình công theo quy định tại điều 199 Bộ luật Lao động 2019:
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Trong đó khoản 2 điều 188 BLLĐ quy định:
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Trình tự đình công:
Bước 1: Lấy ý kiến về đình công
Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công
Bước 3: Tiến hành đình công.
Trong đó:
- Lấy ý kiến về đình công được quy định như sau:
1. Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
a) Đồng ý hay không đồng ý đình công;
b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.
3. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
- Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công được quy định như sau:
1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
a) Kết quả lấy ý kiến đình công;
b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
c) Phạm vi tiến hành đình công;
d) Yêu cầu của người lao động;
đ) Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
4. Ví dụ về đình công hợp pháp
Ví dụ: Công ty đang có tranh chấp trong vấn đề tính lương nhưng hòa giải không thành, tổ chức đại diện người lao động họp bàn lấy ý kiến người lao động về vấn đề đình công, 90% người đồng ý thì tổ chức đại diện người lao động ra văn bản đình công có đủ các nội dung phía trên và gửi cho người sử dụng lao động, UBND huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND tỉnh trong thời hạn it nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công. Đến thời điểm bắt đầu đình công ghi trong văn bản đình công nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
=> Cuộc đình công trên là hợp pháp
5. Đình công bất hợp pháp
Đình công bất hợp pháp là trường hợp đình công không theo quy định của pháp luật
Điều 204 BLLĐ 2019 quy định có 6 trường hợp được xem là đình công bất hợp pháp như sau:
6. Đình công tự phát là gì?
Đình công tự phát là 1 dạng của đình công bất hợp pháp, không theo quy định của pháp luật, giống như tên gọi là tự phát mà không có tổ chức nào.
Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp quy định pháp luật về Đình công. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2024 bị xử lý thế nào?
Những loại giấy tờ thay thế CMND khi đăng ký kết hôn
Đáp án cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo (08/8/1921 – 08/8/2021)
Giấy mua đất viết tay có giá trị pháp lý không?
Giấy tờ có thể thay thế Chứng minh thư nhân dân khi làm thủ tục bay
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Sinh hai con trước 35 tuổi được thưởng bao nhiêu tiền?
Phụ cấp chức vụ trong cơ sở giáo dục 2024
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2024
Giảm trừ gia cảnh là gì? Mức giảm trừ gia cảnh 2023
Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè: Được bố trí tiếp thời gian nghỉ
Tính lương cho giáo viên khi nghỉ thai sản mới nhất 2024